5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Nguồn gốc, ý nghĩa?

Ngay từ khi đi học tiểu học chúng ta vẫn luôn được dạy phải ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Tuy nhiên, thực hư về nguồn gốc và ý nghĩa có thể bạn vẫn chưa nắm được. Thông qua bài viết sau, TrangTin sẽ giới thiệu về nguồn gốc và ý nghĩa 5 điều Bác Hồ đã dạy thiếu niên và nhi đồng để bạn có thể tham khảo.

Nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 

5 điều Bác Hồ dạy các thiếu niên và nhi đồng là những điều được Hồ Chủ tịch mong muốn căn dặn thế hệ trẻ, măng non của tổ quốc. Do đó, những thế hệ trẻ, học sinh đều được giáo dục từng lời, thuộc từng câu chữ đối với 5 điều được Bác dạy. Khi sinh thời, Hồ Chủ tịch luôn có tình cảm và sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ mầm non tương lai của tổ quốc.

Do đó, Bác Hồ rất quan tâm và luôn trăn trở việc rèn luyện, giáo dục các cháu nhỏ. Bởi vì thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của tổ quốc nên cần phải được rèn luyện đạo đức từ sớm để các cháu không lệch lạch. Dưới đây là nội dung của 5 điều Bác dạy thiếu niên và nhi đồng như sau: 

  1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. 
  2. Học tập tốt, lao động tốt 
  3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
  4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt 
  5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Nguồn gốc ra đời 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng 

Vào khoảng năm, nhân dịp Lễ kỷ niệm 20 của Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền Phong Việt Nam từ 15/05/1941 đến 15/05/1961. Dựa trên lời đề nghị từ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư dành riêng cho thiếu niên và nhi đồng. Hiện nay tại bảo tàng chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn lưu giữ các bản thảo của bức thư đó. Nội dung trong bức thư Bác đã căn dặn “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện những điều sau đây. Dưới đây là nội dung cụ thể: 

  • Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
  • Học tập tốt, lao động tốt
  • Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
  • Giữ gìn vệ sinh
  • Thật thà, dũng cảm.”

Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng 

Hiện nay, 5 điều Bác Hồ dạy được đưa vào để giảng dạy cho các em học sinh từ rất sớm. Tuy nhiên, các bạn học sinh chỉ học thuộc lòng 5 điều Bác dạy nhưng chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa của 5 điều này là gì. Dưới đây là ý nghĩa của 5 điều Bác đã dạy cho thiếu niên và nhi đồng mà bạn nên biết: 

Điều 1 – Yêu tổ quốc, yêu đồng bào 

Để giải thích ý nghĩa điều 1 cần phải tách thành 2 vế đố là yêu tổ quốc và vế yêu đồng bào. Dưới đây là giải thích ý nghĩa về điều yêu tổ quốc, yêu đồng bào mà bạn nên biết: 

Yêu tổ quốc có nghĩa người học sinh cần phải có vốn kiến thức về các truyền thống của người dân địa phương, dân tộc Việt Nam và tổ quốc. Đồng thời, thanh thiếu niên và nhi đông cần phải tích cực tham gia vào việc giữ gìn, phát huy được truyền thống tốt đẹp. Để thể hiện được việc yêu tổ quốc thì các em nhi đồng và thiếu niên tích cực tham gia vào môn học Lịch Sử và Địa Lý. Đây chính là một trong những cách thể hiện tình yêu với tổ quốc và đất nước.

Yêu đồng bào có nghĩa là tình yêu thương đối với mọi người trong cùng dân tộc, đất nước được thể hiện bằng cách ứng xử, giao tiếp và cư xử. Đặc biệt, bé cần phải lễ phép với mọi người xung quanh như gia đình, thầy cô. Bé cần phải luôn có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ bè trong học tập và cuộc sống. 

Điều 2 – Học tập tốt, lao động tốt 

Điều thứ 2 trong 5 điều Bác Hồ đã dạy đó là “Học tập tốt, lao động tốt” được giải thích như sau: 

Học tập tốt được hiểu là bé cần phải xác định được thái độ học tập của mình, luôn luôn chăm chỉ, cần cù học tất cả các môn được học. Nhi đồng, thiếu niên không chỉ học kiến thức thông qua trong sách vở mà còn phải học thêm trong cuộc sống của mình. Ví dụ, khi ở nhà cần phải chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở và dụng cụ học tập một cách chu đáo cẩn thận. Khi đến lớp thì học sinh cần phải tập trung cao độ để chú ý lắng nghe thấy cô giảng, tích cực giơ tay phát biểu, chép bài đầy đủ, làm bài tập trước khi đến lớp. 

Lao động tốt có nghĩa là thiếu niên, nhi đồng cần phải yêu quý và hiểu sức lao động quan trọng như thế nào. Đặc biệt cần phải trân trọng được thành quả và giá trị lao động của bản thân hoặc của người khác tạo ra. Bên cạnh đó, học sinh, nhi đồng, thiếu niên cần phải biết thực hiện những công việc lao động vừa sức với bản thân, và tích cực tham gia một số hoạt động tập thể về lao động. Ví dụ như trực nhất ở trường, lớp học, chăm sóc cây cảnh, bồn hoa ở trường. 

Nhìn chung, khi lao động sẽ giúp chúng ta nâng cao được sự kiên trì, sức khỏe tốt hơn, nhẫn nại và xây dựng một thói quen lành mạnh. 

Điều 3 – Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt 

Điều thứ 3 trong 5 điều Bác dạy đó là “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”. Dưới đây là ý nghĩa của điều thứ 3 được giải thích như sau: 

Đoàn kết tốt: Các mối quan hệ trong cuộc sống như bạn bè, anh, chị em trong của gia đình, tập thể cần phải có tình đoàn kết và xa hơn là trong cộng đồng. Đối với bạn bè phải cùng nhau giúp đỡ trong học tập, cố gắng khắc phục những khó khăn và tiến bộ, phá triển. 

Kỷ luật tốt: Điều này thể hiện ở việc người thiếu niên, nhi đồng chấp hành được những nội quy, những quy định của trường lớp và cũng như những quy định được ban hành ở cộng đồng. 

Điều 4 –  Giữ gìn vệ sinh thật tốt 

Điều thứ 4 trong 5 điều Bác dạy đó là “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”. Dưới đây là ý nghĩa của điều thứ 4 được giải thích như sau: Thiếu niên, nhi đồng cần phải giữ gìn vệ sinh môi trường chung như ở nhà, nơi công cộng và đặc biệt phải giữ gìn vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ. Cụ thể khi ở trường phải vứt rác được đặt ở đúng nơi đã quy định. Khi ở môi trường công cộng cần phải giữ gìn vệ sinh chung. Đối với cá nhân phải luôn giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ như ăn mặc, đầu tóc buộc gọn gàng, phải ăn chín và uống sôi. 

Điều 5 –  Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm 

Điều thứ 5 trong 5 điều Bác Hồ dạy đó là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Dưới đây là ý nghĩa của điều thứ 5 được giải thích như sau:

Khiêm tốn: Thiếu niên, nhi đồng không được phép tự kiêu và tự đại. Các bé phải luôn biết lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi. Luôn luôn tôn trọng, nói chuyện nhẹ nhàng, dạ thưa khi nói chuyện với người lớn tuổi. 

Thật thà: Thiếu niên, nhi đồng phải biết sống trung thực, không được gian dối trong cuộc sống và học tập. Đặc biệt, bé phải luôn luôn thật thà, không được nói dối với ông bà, bố mẹ, thầy cô và bạn bè. 

Dũng cảm: Đây là một đức tính cao quý nên những người dũng cảm cực kỳ đáng được tuyên dương. Người dũng cảm luôn biết cách nhìn nhận được những nhược điểm, thiếu sót của mình. Do đó, người dũng cảm luôn luôn được những người xung quanh yêu quý. 

Những phương pháp giáo dục, rèn luyện thiếu niên và nhi đồng tuân theo 5 điều Bác Hồ dạy 

Nhiều năm đã trôi qua nhưng ta vẫn thấy Bác Hồ là người luôn dành bao tâm huyết, kỳ vọng vào lứa thiếu nhi, nhi đòng của đất nước. Do đó, để không phụ lòng và công ơn của Bác Hồ, ngày nay các bạn học sinh, nhi đồng thiếu niên được rèn luyện theo những phương pháp dựa trên 5 điều Bác Hồ dạy cụ thể như: 

Nêu gương, khen thưởng 

Nêu gương, khen thưởng là một phương pháp giáo dục, rèn luyện hiệu quả, được áp dụng phổ biến trong giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Phương pháp này giúp giáo dục thiếu niên, nhi đồng bằng những tấm gương người tốt, việc tốt, từ đó khơi dậy lòng yêu mến, ngưỡng mộ và ý chí phấn đấu vươn lên trong các em.

Khi giáo dục thiếu niên, nhi đồng theo 5 điều Bác dạy, cần thường xuyên nêu gương những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, tinh thần học tập, lao động, đoàn kết, kỷ luật, giữ gìn vệ sinh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Những tấm gương này có thể là những người nổi tiếng trong xã hội, những người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, hoặc chính bản thân các em.

Cùng với việc nêu gương, cần kịp thời khen thưởng những thiếu niên, nhi đồng có những hành động, việc làm tốt, thể hiện được 5 điều Bác dạy. Việc khen thưởng cần được thực hiện công khai, minh bạch để tạo động lực cho các em tiếp tục phấn đấu.

Tạo môi trường giáo dục lành mạnh

Môi trường giáo dục lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của thiếu niên, nhi đồng. Môi trường giáo dục lành mạnh cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Có sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường, xã hội.
  • Có những hoạt động giáo dục, rèn luyện phù hợp với lứa tuổi, sở thích của thiếu niên, nhi đồng.
  • Có những tấm gương người tốt, việc tốt để thiếu niên, nhi đồng noi theo.

Để tạo môi trường giáo dục lành mạnh theo 5 điều Bác Hồ dạy cho thiếu niên, nhi đồng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Gia đình cần quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện con em, tạo cho các em môi trường sống lành mạnh, văn minh. Nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, sở thích của thiếu niên, nhi đồng. Xã hội cần quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện cho thiếu niên, nhi đồng được tham gia các hoạt động giáo dục, rèn luyện bổ ích.

Tuyên truyền giáo dục và đạo đức

Giáo dục truyền thống, đạo đức là một nội dung quan trọng trong giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Giáo dục truyền thống, đạo đức giúp thiếu niên, nhi đồng hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc, hình thành lòng yêu nước, yêu quê hương, đất nước, đồng bào. Đồng thời, giáo dục truyền thống, đạo đức cũng giúp thiếu niên, nhi đồng hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, như: trung thực, dũng cảm, nhân ái, vị tha.

Để giáo dục truyền thống, đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tăng cường giảng dạy và tuyên truyền lịch sử hào hứng và truyền thống của dân tộc.
  • Tích cực tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, đạo đức thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
  • Tuyên truyền giáo dục và đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội.

Tạo điều kiện cho thiếu niên, nhi đồng được tham gia các hoạt động xã hội

Tham gia các hoạt động xã hội là một cách hiệu quả để giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Các hoạt động xã hội giúp thiếu niên, nhi đồng rèn luyện kỹ năng sống, phát triển bản thân, đồng thời góp phần xây dựng cộng đồng. Để tạo điều kiện cho thiếu niên, nhi đồng được tham gia các hoạt động xã hội, cần có những biện pháp sau:

  • Mở rộng các loại hình hoạt động xã hội dành cho thiếu niên, nhi đồng.
  • Tạo điều kiện để thiếu niên, nhi đồng được tham gia các hoạt động xã hội.
  • Khuyến khích, động viên thiếu niên, nhi đồng tham gia các hoạt động xã hội.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên bạn đã biết được nguồn gốc ra đời và ý nghĩa chính xác của 5 điều Bác Hồ dạy. Đây là những điều được Bác Hồ tâm huyết răn dạy thế hệ trẻ em, mầm non của đất nước nhà. Là một công dân gương mẫu, bạn phải luôn nắm vững 5 điều Bác dạy để có thể tiếp tục học tập và phát triển cống hiến cho nước nhà.

Có thể bạn quan tâm

Mười lời thề danh dự của đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Chúng tôi đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, xin lấy danh …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *