Đừng xem thường những tiểu tiết.
Cái bắt tay nhẹ – một lời chào đúng lúc – cái gật đầu khi ra khỏi thang máy – có thể là điều duy nhất khiến ai đó nhớ về bạn như một người… có học.
Vì văn hóa thật sự không cần phô trương.
Nó nằm ở cách bạn làm những điều nhỏ – với tất cả sự ý thức.
Nhiều điều nhỏ trong danh sách dưới đây có thể sẽ giúp bạn trở nên văn minh lịch sự hơn đôi chút, thử xem bạn đã làm được bao nhiêu điều nhé?
1. Khi người khác rót nước cho mình, đừng chỉ ngồi yên nhìn người ta mà hãy đưa tay ra nâng cốc, điều đó thể hiện phép lịch sự.
2. Khi người khác nói chuyện với mình, ít nhất cũng phải đáp lại người ta một câu. Đừng để người ta nói xong một câu lại nhận về được sự im lặng hoặc câu nói À, Ừ, Ờ cho qua.
3. Dùng bữa xong trước nên nói: “Tôi ăn xong rồi, mọi người cứ ăn đi nhé!”
4. Khi đưa đồ cho người khác nên đưa bằng hai tay.
5. Lúc ăn cơm nên cầm bát lên, không được dùng đũa đảo lộn thức ăn, không gõ bát đũa.
6. Người đi vào cuối cùng nên đóng cửa.
7. Tiễn người khác về nên nói: “Đi cẩn thận nhé!”
8. Rửa tay xong không nên tùy tiện vẩy tay, để nước bắn lên người khác sẽ rất bất lịch sự.
9. Khi đưa dao hoặc vật nhọn cho người khác, nên đưa phần chuôi hướng về họ.
10. Không nên công khai điểm yếu của người khác.
11. Khi người khác nói chuyện với mình hãy chú ý vào người ta, đừng đảo mắt nhìn xung quanh.
12. Khi rót trà hay rót nước cho người khác xong, không nên quay vòi ấm về phía họ.
13. Ngồi, đi, đứng – cần có tư thế. Không xuề xòa, không lôi thôi.
14. Nói được phải làm được. Nếu không làm được thì đừng hứa.
15. Nếu trong phòng có người, khi ra ngoài nên đóng cửa nhẹ nhàng.
16. Khi đưa đồ cho người khác mà ở giữa cách một người, không nên đưa thẳng ra trước mặt người ta mà nên vòng qua phía sau.
17. Học cách dịu dàng và biết lắng nghe – nó chưa từng lỗi thời.
18. Đến chơi nhà người khác, đừng tùy tiện ngồi lên giường nhà người ta. Là bất lịch sự, không phải thân thiết.
19. Ăn cơm cố gắng đừng phát ra tiếng.
20. Lúc nhặt đồ hoặc đi giày nên ngồi thấp xuống chứ đừng cúi người, khom lưng.
21. Khi bị phê bình, dù người khác có sai đi chăng nữa cũng đừng vội phản bác, nên đợi họ nói xong bình tĩnh lại hẵng giải thích.
22. Làm gì cũng nên có điểm dừng. Dù là ăn món yêu thích – hay nổi giận.
23. Đến nhà bạn ăn cơm nên chủ động rửa bát hay xếp dọn bàn ăn.
24. Đối xử thế nào – sẽ nhận lại như vậy. Nhớ câu này.
25. Đừng dễ dàng kể bí mật cho ai – đôi khi, đó là thứ đầu tiên bị đem ra mua vui.
26. Học hành là chuyện cả đời. Chỉ học kiến thức trong sách thôi là chưa đủ, phải học cả kiến thức xã hội. Thực tế cuộc sống luôn phức tạp hơn những gì bạn nghĩ.
27. Dũng cảm nhất là khi nhận ra sự tàn khốc của cuộc sống nhưng vẫn yêu cuộc sống này cháy bỏng. Đừng sợ sự dối trá, nhưng cần phải biết cuộc sống luôn tồn tại sự dối trá.
28. Khi lau bàn nên lau hướng về phía mình.
29. Khi gọi điện thoại hoặc nghe điện thoại, câu đầu tiên phải luôn là lời chào. Khi tắt máy, nếu người kia là người lớn tuổi hơn bạn hoặc là cấp trên của bạn thì tốt nhất bạn nên chờ họ tắt điện thoại trước, còn nếu bạn là người lớn tuổi hơn hoặc cấp trên của họ thì bạn nên chủ động tắt máy trước, đừng để người ở đầu dây bên kia phải đợi.
30. Đừng khạc nhổ hoặc vứt rác bừa bãi. Nếu nơi đó không có thùng rác, hãy cầm rác về vứt vào thùng rác nhà mình.
31. Bất kể trong hoàn cảnh nào cũng nên đánh răng cẩn thận, đặc biệt là vào buổi tối, miệng sạch, giấc ngủ yên.
32. Tuyệt đối đừng bao giờ bỏ bữa sáng. Nếu không ăn sáng thì cũng phải uống nước hoặc uống sữa.
33. Đỗ xe nên đỗ đúng nơi quy định, chừa không gian cho người khác mở cửa xe, đầu xe nên hướng ra phía ngoài để tiện rời đi.
34. Ra vào cửa nhớ quy tắc “Ra trước vào sau”. Nếu phía sau có người nên giữ cửa chắc, tránh để cửa bật lại va vào người khác. Khi có người mở cửa giúp mình đừng quên cảm ơn họ.
35. Phép lịch sự nên áp dụng đối với tất cả mọi người, bất kể họ là cấp trên, là người lớn tuổi, là nhân viên phục vụ hay là cô chú lao công bên đường.