Organic search là gì? Cách tăng chỉ số organic search cho website.

SEOOrganic search là một trong những số liệu quan trọng mà bất cứ SEOer nào cũng đều phải quan tâm. Nếu bạn đang quan tâm về SEO, muốn tìm định hướng phát triển website hãy cùng TrangTin tìm hiểu organic search là gì? Vai trò của organic search cũng như cách tăng chỉ số organic search đơn giản và hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Organic search là gì?

Organic search là gì? Organic search hay còn được viết tắt là OS là những chỉ số biểu thị lượng tìm kiếm và truy cập tự nhiên của website. Có nghĩa là khách hàng nhập từ khóa trên công cụ tìm kiếm, sau khi trình duyệt trả kết quả khách hàng lựa chọn click vào website bất kỳ. Những lượt click như này được tính là organic search.

Nhìn chung, tất cả những lượt truy cập nào không thông qua hình thức trả phí như chạy quảng cáo thì đều được hiểu là organic search.

​Organic search là gì?

Bên cạnh khái niệm organic search là gì, chúng ta thường bắt gặp những thuật ngữ liên quan như organic traffic, organic keyword, cụ thể như sau:

  • Organic traffic

Cũng gần như organic search, organic traffic được hiểu là lượng truy cập miễn phí đến từ các công cụ tìm kiếm. Thông thường, những website có thứ hạng càng cao thì lượng organic traffic cũng càng cao, ngược lại nếu website có thứ hạng thấp thì sẽ rất khó để tiếp cận người dùng vậy nên organic traffic thấp là điều dễ hiểu

  • Organic keyword

Organic keyword là những từ khóa mà khách hàng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Nếu những từ khóa này xuất hiện trên website của bạn và website của bạn cũng đang có thứ hạng cao thì rất có thể khách hàng sẽ click vào trang web của bạn. Vậy nên trong SEO, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của cả một kế hoạch đó là phải lựa chọn từ Organic keyword chính xác. Organic keyword có độ chính xác càng cao, tiềm năng nâng cao chỉ số Organic traffic và Organic search sẽ càng lớn.

Organic traffic là lượng truy cập miễn phí từ các công cụ tìm kiếm

2. Vai trò của organic search là gì?

Như đã đề cập ở trên, organic search được đánh giá là một trong những chỉ số rất quan trọng, đóng vai trò đánh giá hiệu quả của cả chiến dịch SEO nói chung và phản ảnh chất lượng trang web nói riêng. Và đây cũng là một trong những chỉ số có nhiều cơ hội tạo ra chuyển đổi về doanh thu trên website bán hàng nhất hiện nay.

Sở dĩ có được điều này là bởi hầu hết khách hàng tìm kiếm từ khóa trên Google hầu hết là những khách hàng sắp – đang – đã có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ. Vậy nên, tất cả những click của họ thời điểm này đều mang tính chất lựa chọn tham tham khảo để tìm ra địa chỉ uy tín nhất. Nếu website của bạn cung cấp những nội dung đủ chất lượng, thuyết phục được khách hàng tin tưởng vào thương hiệu thì rất có thể khách hàng sẽ lập tức để lại thông tin yêu cầu tư vấn hỗ trợ chi tiết hơn.

 

Từ đây chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, so với lượt truy cập trả phí từ nguồn quảng cáo thì tỷ lệ doanh nghiệp gặp khách hàng tiềm năng nhờ organic search cao hơn rất nhiều. Bởi lẽ quảng cáo đều có phạm vi hiển thị lớn vậy nên đôi khi những khách hàng thu về họ đều không có nhu cầu mà chỉ vô tình hoặc tò mò click vào banner.

Nhưng để có thể đảm bảo về chất lượng và số lượng đầu vào của organic search thì website của bạn nên xuất hiện tại TOP 5 kết quả tìm kiếm. Từ vị trí thứ 6, 7 trở đi khách hàng sẽ ít kéo xuống tham khảo hơn và nếu thứ hạng trang web nằm ở trang 2, trang 3 thì cơ hội tiếp cận khách hàng gần như là không còn.

Organic search là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả SEO

3.1 Paid search là gì?

Trái ngược lại với organic search, paid search là một hình thức marketing mà trong đó doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản phí tương đương để website của mình được xuất hiện tại những vị trí “đắc địa” trên trang kết quả tìm kiếm hoặc bất cứ nơi đâu thuận tiện để tiếp cận gần nhất với người dùng.

Lựa chọn paid search doanh nghiệp không những phải mất phí cho những lượt click và quảng cáo mà đối với những vị trí hàng đầu của một từ khoá cụ thể giá chi phí sẽ tính theo hình thức đấu thầu. Đổi lại, doanh nghiệp khi lựa chọn paid search đều nhận được ngay kết quả về lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm. Vậy nên nhiều doanh nghiệp đã tối ưu hóa trang đích của mình để “chớp” lấy cơ hội được tương tác với khách hàng thông qua hình thức trả phí.

Paid search là gì?

Sau đây là bảng thể hiện chi tiết những điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức  paid search và organic search.

Paid search Organic search
Chi phí – Mất phí – Miễn phí
ROI (tỷ suất lợi nhuận so với đầu tư) – Cao – Cao
Hiệu quả – Nhanh chóng, tức thì – Cần khá nhiều thời gian mới có lượng truy cập lớn.
Lợi ích – Cung cấp dữ liệu từ khoá SEO.

– Lượng traffic đổ về nhiều.

– Tiếp cận được lượng khách đông đảo.

– Hỗ trợ nâng cao organic traffic.

– Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

– Thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Mục đích – Phù hợp với mọi ngân sách.

– Thu hút khách hàng và tạo ra doanh số.

– Tăng uy tín cho thương hiệu

– Thu hút khách hàng và tạo ra doanh số.

Hỗ trợ – Hỗ trợ những kênh marketing khác. – Hỗ trợ những kênh marketing khác.

 

4. Cách tăng chỉ số organic search đơn giản hiệu quả

Để tăng chỉ số organic search bạn cần phải trang bị một website ổn định cùng chiến lược SEO chi tiết và lâu dài, cụ thể như sau:

4.1 Trang web tương thích với mọi thiết bị

Hãy đảm bảo khách hàng có thể truy cập vào website của bạn trên bất cứ thiết bị di động nào như điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Tất cả những nội dung trên các thiết bị này cần phải thống nhất với nhau về tất cả mọi mặt. Website của bạn càng thân thiện với người dùng sẽ càng được Google và các công cụ tìm kiếm khác đánh giá cao, đây cũng là một trong những cách để nâng cao thứ hạng trên trang SERPs cũng như cải thiện chỉ số organic search cho website của bạn.

Trang web tương thích với mọi thiết bị

4.2 Tốc độ tải trang nhanh chóng

Sẽ thật khó để giữ chân khách hàng với một website có tốc độ chậm chạp, khách truy cập được một thời gian lâu rồi mà vẫn chưa tải xong thông tin. Tốc độ tải trang không chỉ là một trong những yếu tố được quan tâm khi xếp hạng website mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người dùng đối với thương hiệu của bạn. Hãy thường xuyên kiểm tra tốc độ tải trang, xem xét các vấn đề mà trang web vẫn đang gặp phải từ đó khắc phục lỗi tốc độ tải, nâng cao vị trí trên Google.

4.3 Đảm bảo bài viết của bạn đã được index

Muốn bài viết của bạn có vị trí trên Google thì điều kiện cơ bản mà bạn cần phải đáp ứng đó là index. Bạn có thể kiểm tra index bằng công cụ Google Search Console và tiến hành lập chỉ mục cho bài viết hoặc link sản phẩm mà bạn muốn index. Nhiều trường hợp bạn không thể tìm thấy trang web của bạn là do đã bị chặn bởi các công cụ tìm kiếm đã lập chỉ mục.

4.4 Sử dụng từ khoá có volume cao

Từ khoá có lượt tìm kiếm (volume) càng cao đồng nghĩa với việc lượng người có nhu cầu tìm từ khóa đó rất lớn. Vậy nên, bạn hãy tiến hành kiểm tra, phân tích và đánh giá tất cả những từ khóa tiềm năng có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình. Từ đó tìm ra cho website của mình từ khoá phù hợp để tối ưu nội dung cũng như có định hướng SEO gần hơn với nhu cầu của đại đa số khách hàng.

4.5 Tối ưu nội dung tìm kiếm

Các SEOer muốn cải thiện chất lượng organic search hãy tiến hành tối ưu nội dung tìm kiếm cụ thể như: thẻ meta title, meta description, alt ảnh, dung lượng ảnh,…Ngoài ra bạn cũng có thể xem xét chỉnh sửa lại nội dung sao cho phù hợp với thị hiếu người dùng và bám sát chủ đề từ khoá.

Tối ưu nội dung tìm kiếm
Tối ưu nội dung tìm kiếm để cải thiện chất lượng organic search

4.6 Hãy cập nhật thông tin trên website thường xuyên

Có một lưu ý khi muốn tăng chỉ số organic search đó chính là thường xuyên cập nhật lại thời gian. Điều này có thể giúp Google đánh giá website của bạn cao hơn và rất có thể bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được thứ hạng của mình. Ngoài ra, việc cập nhật liên tục những nội dung mới cũng là cách để khách hàng cảm thấy website của bạn được chăm sóc thường xuyên, góp phần nâng cao độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Backlink đến từ những địa chỉ có độ uy tín cao như .gov, .edu sẽ giúp website của bạn tăng độ uy tín của doanh nghiệp đồng thời cải thiện vị trí xếp hạng trên trang SERPs. Tuy nhiên bạn cũng cần phải cẩn trọng không được lạm dụng quá nhiều vào backlink để tránh vi phạm vào thuật toán của Google.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc organic search là gì, vai trò của organic search cũng như những cách cải thiện chỉ số organic search hiệu quả phù hợp với tất cả các doanh nghiệp. Hy vọng bạn đã thu được cho mình những thông tin kiến thức bổ ích xoay quanh vấn đề phát triển website. Chúc bạn thành công trên công đường kinh doanh online của mình.

Có thể bạn quan tâm

Cách bật và sử dụng NFC trên iPhone

Xu thế kết nối NFC – cho phép truyền dữ liệu giữa các thiết bị …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *