Lưu ý khi ăn rau muống để không rước họa vào thân

Rau muống có tính lạnh, không thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày cùng một số bệnh lý đặc thù.

Ảnh: Vnexpress

Nhóm người nào nên tránh ăn rau muống?

Theo Xu Hao, bác sĩ điều trị tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện trực thuộc số Một của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, loét tá tràng càng ăn ít rau muống càng tốt. Nhóm người này có thể chọn một số loại trái cây và rau quả có chất xơ tương đối tốt như mướp, bầu, su su.

Bác sĩ Xu Hao cho biết rau muống chứa hàm lượng axit oxalic cao, có thể kết hợp với canxi tạo thành kết tủa canxi oxalate, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi. Tuy nhiên, chỉ những người không bổ sung đủ canxi hoặc dễ bị thiếu canxi mới bị chuột rút khi ăn rau muống. Nếu chần rau trước (trụng qua nước sôi) trước khi nấu, bạn có thể loại bỏ hơn 95% axit oxalic.

Ảnh: Vnexpress

Bên cạnh đó, tờ Sohu chỉ ra các bệnh nhân mắc bệnh thận, những người thừa chất sắt và mắc bệnh thiếu máu cũng nên hạn chế rau muống để không làm bệnh tăng nặng. Mặt khác, rau muống có tính lạnh, không thích hợp ăn cùng đồ lạnh như cá, tôm để tránh gây khó chịu đường tiêu hóa.

5 cách loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu trong rau muống và các rau khác

– Để loại bỏ axit oxalic trong rau muống, bạn nên chần qua rau trước khi nấu, đặc biệt đối với những người dễ bị thiếu canxi. Cách này cũng có thể được sử dụng cho một số loại trái cây và rau quả khó rửa, chẳng hạn như các loại rau lá xanh, súp lơ, đậu đũa và đậu lăng.

– Rau, hoa quả mới mua về không nên cho vào tủ lạnh ngay. Thuốc trừ sâu tồn đọng trên rau quả rất dễ bay hơi và việc hong khô rau có thể làm giảm dư lượng hóa chất.

– Rửa rau bằng nước muối loãng. Bạn có thể ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 3-5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, có khả năng hòa tan dư lượng formaldehyde có thể có trong rau củ.

– Nên sử dụng nước vo gạo, nước baking soda để rửa rau do chúng có tính kiềm, giúp thủy phân một số loại thuốc trừ sâu chứa phốt pho và làm giảm độc tính. Nước vo gạo có độ nhớt nhất định, có thể hấp thụ một số loại thuốc trừ sâu và hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm như nho, dâu tằm, dâu tây và các loại trái cây khó rửa khác.

Có thể bạn quan tâm

Sự khác biệt giữa ăn trứng buổi sáng và buổi tối

Ăn trứng buổi sáng tốt cho não bộ, khởi động quá trình trao đổi chất, …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *