Đây là ngành ngôn ngữ đang được khuyên học nhiều nhất

Nhu cầu nguồn nhân lực về ngành học này luôn tăng cao trong những năm gần đây.

Theo báo cáo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự của Navigos Group năm 2021 thì nhu cầu tuyển dụng ứng viên biết tiếng Trung đã và đang tăng cao do sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc sang Việt Nam. Mức thu nhập bình quân của ngành này rơi vào khoảng 400 – 1.300$ (hơn 9,5 triệu đồng – gần 31 triệu đồng).

Một số tin tuyển dụng có yêu cầu tiếng Trung

Có thể nói, với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc như hiện nay, việc học tiếng Trung chính là cách tốt để đi tắt đón đầu cho sự phát triển của tương lai. Nhiều tập đoàn lớn, công ty, nhà máy, khu công nghiệp rất “khát” nhân sự thông thạo tiếng Trung Quốc đặc biệt là các kỹ sư cầu nối, thông dịch viên, biên dịch viên, hay nhân sự cấp quản lý… Nhìn chung, cơ hội việc làm liên quan đến tiếng Trung cực kỳ rộng mở.

Tất tần tật về ngành Ngôn ngữ Trung

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu về cách sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc trên mọi lĩnh vực: kinh tế, thương mại, du lịch, ngoại giao. Ngành học này đào tạo chuyên sâu về những kỹ năng cần thiết cho sinh viên có thể hòa nhập một cách nhanh chóng với môi trường mới công việc mới. Có thể nói, đây được coi là một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới.

Tiếng Trung được coi là một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới.

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Cụ thể, sau khi ra trường, sinh viên học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ có cơ hội thử sức với các vị trí việc làm sau:

– Giảng dạy tại hầu hết các bậc học tại các cơ sở đào tạo tiếng Trung trong nước và quốc tế.

– Biên phiên dịch tại các dự án, công ty nước ngoài; làm biên phiên dịch trong các nhà xuất bản, đài truyền hình, đài phát thanh…

– Cán bộ quản lý trong các cơ quan, tổ chức như: đại sứ quán, văn phòng đại diện của các tổ chức hoặc trong các doanh nghiệp, công ty…

– Công tác đối ngoại trong các bộ ban ngành của chính phủ và cơ quan nhà nước như: Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, Viện Khoa học Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam…

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai

Đương nhiên, không phải thích là có thể học được ngôn ngữ này. Quan trọng là bạn phải có tố chất với tiếng Trung và dưới đây là một số ví dụ điển hình:

– Yêu thích và đam mê tiếng Trung Quốc.

– Muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước và con người Trung Hoa.

– Có khả năng giao tiếp tốt, thích ứng nhanh với hoàn cảnh và công việc.

– Luôn cầu tiến, ý chí vươn lên trong học tập.

– Mong muốn việc làm lương cao và ưa thích các công việc liên quan đến giao tiếp với người nước ngoài.

– Tự tin, năng động và không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân.

Nếu bạn có mong muốn học ngoại ngữ nhưng vẫn còn phân vân chưa chọn được một ngành học phù hợp thì ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là một lựa chọn đúng đắn. Bởi ngành học này đang có nhu cầu về nguồn nhân lực khá cao với mức lương vô cùng hấp dẫn, vì vậy, học tiếng Trung tốt bạn sẽ không phải lo thất nghiệp.

Điểm chuẩn và một số trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung chất lượng

1. Đại học Hà Nội (HANU)

Là một trong số những ngôi trường đứng đầu trong ngành đào tạo ngôn ngữ, đặc biệt là Tiếng Trung. Với bề dày 60 năm lịch sử, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở HANU luôn có những nét đặc sắc riêng và chất lượng đào tạo tuyệt vời.

Khoa Trung Đại học Hà Nội có 2 định hướng cho các bạn lựa chọn: Biên – Phiên dịch và Du lịch. Cả hai chuyên ngành đều được giảng dạy bởi những giảng viên có chuyên môn cao, có kinh nghiệm cả về “lý thuyết” và “thực chiến” nên vô cùng chất lượng. Cơ hội việc làm của sinh viên HANU luôn rộng mở, họ không chỉ có khả năng ứng tuyển vào các vị trí của xí nghiệp, nhà máy, công ty nước ngoài, tập đoàn quốc tế, mà thậm chí còn là Đại sứ quán nữa.

– Mức học phí: Học phí HANU dao động từ 600.000 đồng/tín chỉ – 940.000 đồng/tín chỉ. Mức học phí này được điều chỉnh theo từng năm học và tăng không quá 15%/năm.

– Điểm chuẩn: Ngành Ngôn ngữ Trung hệ thường (35,92 điểm); Ngành Ngôn ngữ Trung hệ CLC (35,10 điểm)

– Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp: 97,34 % (khảo sát công bố 2020)

Đại học Hà Nội (HANU)

2. Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc tại Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có lịch sử hơn 60 năm. Từ ngày đầu thành lập cho đến nay, cùng với những thăng trầm lịch sử, các thế hệ thầy trò của khoa đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, luôn giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của một cơ sở đào tạo và nghiên cứu tiếng Trung Quốc hàng đầu trong cả nước.

Sau khi ra trường, sinh viên ULIS sẽ hội tụ đủ 6 nhóm năng lực sau đây: (1) Kiến thức năng lực tiếng Trung; (2) Năng lực giao tiếp tiếng Anh; (3) Kiến thức, năng lực chuyên ngành Biên – Phiên dịch; (4) Kiến thức, năng lực về kinh tế, doanh nghiệp Trung Quốc; (5) Kỹ năng nghề nghiệp và Kỹ năng bổ trợ; (6) Kiến thức, năng lực về văn hóa – xã hội.

– Mức học phí: 35 triệu đồng/sinh viên/năm (không thay đổi trong toàn khóa học).

– Điểm chuẩn: Ngành Sư phạm tiếng Trung (38,46 điểm); Ngành Ngôn ngữ Trung hệ CLC (35,32 điểm).

– Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp: 96,5% (khảo sát công bố 2019).

3. Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Đào tạo cử nhân có khả năng sử dụng tiếng Trung và đảm nhận các vị trí cần sử dụng tiếng Trung, tiếng Trung Thương Mại trong các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có chuyên môn vững chắc, kiến thức thực tế, kỹ năng thành thạo về ngôn ngữ Trung Quốc. Ngoài ra, sinh viên còn nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, thương mại quốc tế, văn hóa, xã hội Trung Quốc…

– Mức học phí: 22 triệu đồng/năm học.

– Điểm chuẩn: 36,60 điểm

– Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp: Khoảng 98% (khảo sát công bố 2019)

Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Một số trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung có tiếng khác: Học viện Khoa học Quân sự (22,82 điểm – đối với nam; 28,25 điểm đối với nữ), Đại học Thăng Long (24,93 điểm), Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng (24.43 điểm – hệ chuẩn, 22.88 điểm – hệ CLC), Đại học Sư phạm TP.HCM (24,6 điểm), Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM (20 điểm), Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TP.HCM (25,4 điểm)

Có thể bạn quan tâm

5 điều người có EQ thấp thường làm khi được mời đi ăn

Tránh 5 hành vi này sẽ giúp bạn nâng cao EQ và ghi điểm trong …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *