Các thực phẩm có chất độc tự nhiên, cẩn trọng khi chế biến

Hạt điều sống, măng, cà chua xanh hay cà pháo xanh… đều chứa chất độc, cần được chế biến đúng cách trước khi tiêu thụ để đảm bảo an toàn.

Hạt điều sống

Độc tố urushiol trong hạt điều nếu đi vào cơ thể với số lượng lớn có thể gây tử vong. Do đó, không nên ăn hạt điều chưa qua xử lý. Chỉ nên sử dụng hạt điều đã được hấp, rang hoặc nấu chín để loại bỏ độc tố.

Khoai tây

Khoai tây để lâu ngày hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh, hàm lượng chất độc solanin trong khoai tăng lên rất cao.

Triệu chứng ngộ độc là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở. Để tránh ngộ độc khoai tây, bạn không nên mua hoặc chế biến thức ăn từ những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ chuyển màu xanh, những củ đã được đào lên quá lâu…

Cà chua còn xanh

Trong cà chua xanh có chất độc solanin, nếu ăn nhiều có thể dẫn tới ngộ độc, chóng mặt, buồn nôn. Vì thế, nên ăn cà chua đã chín.

Sắn

Do sắn chứa chất độc xyanua nên nếu chế biến sai cách sẽ bị ngộ độc. Nên lột bỏ vỏ sắn, ngâm vào nước lạnh trong nhiều giờ để bớt độc tố. Khi nấu sắn nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay bớt.

Măng

Xyanua là chất gây độc trong măng. Một nghiên cứu trên ba loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, đã ra nước hơi chua và măng vàng (măng đã luộc, đang được ngâm nước để bán) đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại.

Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng quá trình ngâm, chất này có thể kết hợp với một số enzym hoặc chất trong ruột và gây ngộ độc cấp tính.

Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 – 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.

Củ cải trắng

Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.

Cà pháo xanh

Theo y học hiện đại, cà là loại rau quả chứa hàm lượng vitamin E, P cao, protein, canxi, sắt, phốt pho, ma giê… Đặc biệt, cà chứa nightshade soda – một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.

Tuy nhiên, những quả cà pháo xanh chứa lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín, nếu ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Do đó, khi ăn bạn cần cẩn trọng, chọn những quả đã chín.

Có thể bạn quan tâm

8 hệ lụy sức khỏe vì thiếu ngủ

Thiếu ngủ có liên quan tới sức khỏe não kém, trầm cảm, tăng nguy cơ …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *