6 thuật xử thế của người xưa giúp bạn có thêm trí tuệ

Những chủ đề bàn luận về thuật xử thế có lẽ không còn xa lạ và mới mẻ. Khi quan hệ giữa người và người càng mở rộng thì nghệ thuật xử thế càng cần kíp hơn bao giờ hết. Bạn có thể tham khảo một số ý kiến về xử thế của người xưa mà TrangTin sưu tầm được.

1. Kiềm chế lòng tự ái cá nhân

Giữa chốn ba quân có thể đoạt được soái ấn nhưng không thể đạt được chí kẻ thất phu.

Con người dù tầm thường đến đâu thì bao giờ cũng có suy nghĩ riêng của bản thân và xem nó rất quan trọng. Đó chính làcái tôi trong mỗi người. Lòng tự ái là nguồn gốc cho rất nhiều chuyện đắng cay đáng tiếc. Trong các cái khổ, cái khổ do lòng tự ái gây ra là khó chịu uất ức hơn hết.

Khuất Nguyên người nước Sở luôn nghĩ rằng: “Đời đục cả, một mình ta trong; người say cả, một mình ta tỉnh… Bởi vậy, ta phải bị bỏ đi…”

Thế nên, tôn trọng cái tôi của một người chính là bí quyết giúp bạn thu phục họ, nếu là người quản lý bạn sẽ có được nhân tài, không thì cũng có thêm một người bạn.

Đừng công kích, đừng nói mỉa, đừng mạt sát ai,… đừng chạm vào tự ái của người khác nếu bạn muốn họ nghe theo ý bạn. Hơn nữa, thiện cảm đầu tiên bạn tạo được với người khác cũng chính là chìa khóa thành công sau này.

Đúng sai là một lẽ tương quan. Họ nghĩ họ đúng, mình cũng vậy, nếu cứ tiếp tục cãi thì khó được ổn thỏa. Chi bằng ta im lặng và để hành động cùng thời gian chứng minh tất cả.

2. Chữ Lễ

Ẩn ác dương thiện. Cái gì không muốn làm cho mình thì đừng làm cho người khác.

“Tuy làm cho người ta đuối lý ngậm miệng, đỏ mặt tía tai, mình hả dạ thật, nhưng đó là người nông nổi, khắt khe…” – Lữ Khôn

Lễ là nhún nhường, đặt cái tôi của mình sau người khác. Như thế không phải là giả dối làm lợi cá nhân. Lễ là tránh đau khổ cho người khác bằng cách hi sinh mình. Không chạm tự ái của ai. Che đi cái xấu, cái dở và tuyên dương cái hay cái đẹp của người khác. Một người rộng lượng không ích kỉ sẽ làm được như thế, một cách vô tư.

Đối với người thấp kém hơn mình người khác dễ sinh lòng tự phụ, kiêu căng, nhưng họ không ngờ chính sự kiêu căng, tự phụ ấy đã làm hại tới chính mình. Gieo rắc vào lòng người sự căm ghét và thù hận. Một số người còn lãnh nhận hậu quả tàn khốc bởi bị trả thù.

Vậy mới biết mình đừng bao giờ để ngạo khí trấn át. Những thói kiêu căng, biếm lẽ thường chỉ xuất hiện ở loại người không đạt chí. Người ta càng thấp kém càng có tâm cảm tự ti, đó là nguồn gốc sinh ra thù hận với người hơn mình. Đừng để điều đó hủy hoại bạn.

Đối với người trên mình phải kính trọng, đối với người dưới càng phải khiêm nhường là vậy.

 

3. Đừng cậy tài

Khôn mà làm như ngu ngốc, đó mới thật là khôn.

Dương Tu bị Tào Tháo giết bỏ chính vì thói làm khôn, tỏ ra của mình. Dương Tu là người thông minh tài trí, luôn đoán biết được ý định của Tào Tháo. Lần nào Tào ra ẩn ý ông cũng đều giải quyết được. Điều này làm Tào Tháo vô cùng căm ghét, cho là thói ngạo mạn, làm khôn. Cuối cùng không kìm được mà xử tử.

Người thông minh tỏ ra thông minh đó là thường. Người thông minh có tài mà luôn tỏ ra bình thường, ẩn lặng là một người vô cùng khôn khéo. Đó chính là bí quyết tránh cho mình khỏi tai vạ. Họ không bao giờ làm cao, nhưng luôn nhún nhường. Âm thầm đem tài năng ra cống hiến, âm thầm sống không màn uy danh. Đó là cốt cách của kẻ hơn người.

4. Chuyện ơn nghĩa

Ân càng thâm oán càng sâu

Hàn Tín khi xưa bị Hán Vương bêu đầu cũng vì thói vòi vĩnh, nhắc ơn. Hàn Tín là một tướng giỏi, lập được nhiều công trạng cho triều Hán. Tuy nhiên, thói xử thế của ông rất ngây thơ, nghĩ rằng mình lập được nhiều chiến tích nên hết lần này đến lần khác đòi hỏi phong vương, bổng lộc, làm cao chạm tới tự ái đế vương của vua Hán. Hán Vương nhiều lần nhịn nhục, Hàn Tín không hay vẫn làm cao, nghĩ rằng Hán không phụ mình vì mình tài giỏi, lập nhiều chiến công.

Chính sự ngây thơ đó đã đoạt mạng Hàn Tín.

Trong giao thiệp, người ta quí trọng nhất bao giờ cũng là người thật thà, dễ thương, gần họ bạn thấy mình cao trọng hơn hẳn.

Người ta lấy oán báo ân chính là muốn rũ bỏ cái ơn sâu của người làm ơn. Không muốn mắc nợ nên cuối cùng bội phản. Nghịch lý nhưng đúng như vậy.

Nếu được hãy làm ơn, rồi quên hẳn nó đi. Đừng nhắc lại.

5. Đạo cương nhu

Nhu thắng cương, nhược thắng cường

Tô Đông Pha có câu: “Những bậc đại dũng trong trời đất thình lình gặp những việc phi thường không kinh, vô cố bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão họ rất lớn và chỗ lập chí họ rất xa”.

Nhịn được điều người khác không thể nhịn, tha thứ được điều người khác không thể tha, phải là một người bao dung hơn người, hiểu biết hơn người, điềm tĩnh hơn người mới làm được.

Người ở trong thế yếu nuôi í chí lật ngược thế cờ mà không có đủ dũng lực chịu những điều mạt sát, khinh thị thì không thể làm nên chuyện lớn.

Điềm tĩnh, nhịn nhục không phải là nhu nhược. Mà thực sự đó chính là sự oai dũng đệ nhất. Dùng “Nhu” thắng “Cương” chỉ có người điềm tĩnh lắm mới làm được. Và thành quả mà nó mang lại cũng ngoài sức tưởng tượng như thế.

Trong thuật xử thế, cái hàng đầu là phải Biết mình.

6. Biết là sống

Khôn, chết. Dại, chết. Biết…sống

Người thông minh, hiểu biết sâu sắc nhất luôn biết tỏ ra giản dị, thường thường. Không phải nói rằng mình trở thành người ngu ngốc, thờ ơ thế sự, mà nói rằng mình biết tiết chế điều hiểu biết của mình vì chỉ có người thật thông minh mớibiết lúc nào nên làm như người ngây thơ mà thôi.

Biết lúc khôn, biết lúc dại, biết thời biết thế. Nói chung là biết rõ thời.

Biết ở đây là biết tùy lúc mà ứng biến cho hợp tình huống. Nếu chỉ khư khư một mực thì rất dễ hỏng việc.

Con cọp muốn làm khác loài, bỏ rừng ra đồng bằng thì chết. Người ta đều khờ dại mà mình muốn tỏ ra khôn lanh để khác biệt thì biết đâu lại mang họa tới.

Enstein từng nói: “Dấu hiệu nhận biết thiên tài là tất cả những kẻ ngốc đều đứng lên chống đối”, câu nói hài hước, nhưng đúng.

Có thể bạn quan tâm

Từ khi con nhỏ, tôi đã hận cha mẹ ruột của mình

Nghe có vẻ phi lý nhưng điều này hoàn toàn là sự thật. Chỉ có …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *