3 câu “cửa miệng” của những đứa trẻ có EQ cao, không chỉ phụ huynh mà ai nghe xong cũng thấy mát lòng

Không chỉ IQ, chỉ số cảm xúc (EQ) cũng rất cần được quan tâm trong quá trình phát triển của trẻ.

Theo quan điểm khoa học, chỉ số IQ của một người được cho là có phần ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là khả năng nhận thức và tư duy logic của một cá nhân có thể đã được định hình từ khi sinh ra. Ngược lại, trí tuệ cảm xúc (EQ) lại là một sản phẩm của quá trình học hỏi và trải nghiệm. EQ được hình thành và phát triển thông qua tương tác với môi trường, những kinh nghiệm sống và thói quen hàng ngày.

Chính vì vậy, ngay từ khi con cái còn đang trong “giai đoạn vàng” để phát triển, phụ huynh cần phải chú ý đến chỉ số EQ của trẻ để có thể đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp. Và nếu thấy con thường xuyên nói 3 câu này thì xin chúc mừng, đó là dấu hiệu cho thấy con của bạn đang phát triển trí tuệ cảm xúc rất tốt.

1. “Bạn làm tốt lắm!”

Những người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết cách trân trọng và khích lệ những điểm mạnh của người khác. Lời khen ngợi của họ không chỉ đơn thuần là những câu nói xã giao mà còn là sự ghi nhận chân thành, mang đến niềm vui và động lực cho người được khen. Và khi nhìn thấy được những điểm mạnh của người khác, trẻ cũng sẽ có được những nhận thức tích cực giúp hoàn thiện những phẩm chất của bản thân tốt hơn. 

Cha mẹ nên khuyến khích con nhìn nhận những ưu điểm của người khác, thay vì luôn soi vào nhược điểm và nói xấu điều này điều nọ. Nếu con biết khen, biết cổ vũ bạn bè bằng những câu như “Bạn làm tốt lắm”/ “Bạn giỏi quá”, cha mẹ cũng cần biểu dương và khích lệ con theo cách tương tự.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) lại là một sản phẩm của quá trình học hỏi và trải nghiệm.

2. “Bố mẹ ơi, bố mẹ vất vả quá”.

Đặc điểm rõ ràng nhất của những đứa trẻ có EQ cao là sự đồng cảm mạnh mẽ và khả năng xem xét vấn đề từ góc nhìn của người khác. Ví dụ, khi trẻ thấy bố mẹ bận rộn, chúng sẽ nói những câu như “Con thương bố mẹ lắm”/ “Bố mẹ vất vả quá ạ” và đề nghị giúp đỡ. Đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã hình thành thói quen đặt mình vào vị trí của người khác và sẵn sàng hỗ trợ.

Để nuôi dưỡng sự đồng cảm ở trẻ, cha mẹ cần tìm được sự cân bằng giữa việc yêu thương và kỷ luật. Việc quá nuông chiều trẻ có thể khiến trẻ trở nên ích kỷ và khó đồng cảm với người khác. Thay vào đó, cha mẹ nên hướng dẫn con suy nghĩ nhiều hơn về cảm xúc của những người xung quanh, hỏi con “Nếu là con thì con sẽ nghĩ gì” và nuôi dưỡng sự đồng cảm của con.

3. “Con nghĩ…”

Trẻ có EQ cao thường có những quan điểm riêng độc đáo, nhưng chúng biết cách thể hiện chúng một cách khéo léo và tôn trọng người khác. Khi có sự khác biệt ý kiến, thay vì phản bác trực tiếp, chúng thường bắt đầu bằng việc đồng ý với một phần nào đó trong ý kiến của người khác. Sau đó, chúng sẽ đưa ra quan điểm của mình một cách tế nhị, gợi ý những góc nhìn mới hoặc chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện trong ý kiến ban đầu. Điều này không chỉ giúp tránh xung đột mà còn thể hiện sự thông minh và khéo léo trong giao tiếp.

Trí tuệ cảm xúc là một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ. EQ cao giúp trẻ hiểu rõ bản thân, quản lý cảm xúc, xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Những kỹ năng này sẽ trang bị cho trẻ hành trang để thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.

Con của bạn có đặc điểm nào trong 3 điều trên không?

Có thể bạn quan tâm

10 điều người EQ khó lòng làm được nhưng lúc nào cũng cố chứng minh mình xuất chúng

Thay vì cố gắng để chứng minh bản thân, người EQ thấp cần một chiến …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *