121 câu nói của Bác Hồ hay nhất mọi thời đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và dành cả cuộc đời mình vì sự nghiệp cách mạng đất nước. Những câu nói của Bác luôn thấm nhuần giá trị đạo đức và trường tồn theo thời gian. Ngay dưới đây, TrangTin xin tổng hợp và giới thiệu những câu nói của Bác Hồ hay và nổi tiếng nhất. 

Những câu nói của Bác Hồ hay và nổi tiếng nhất.

1. Những câu nói của Bác Hồ nổi tiếng về tình đoàn kết nhân dân: 

Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, có thể nói Bác đã không ngừng hoàn thiện, xây dựng các quan điểm về tinh thần đại đoàn kết dân tộc để truyền bá tư tưởng trong toàn Đảng, toàn Dân. Những câu nói nổi tiếng nhất của Bác về chủ đề này là kho tàng vô giá cần được lưu truyền cả về những thế hệ sau, hãy cùng TrangTin khám phá dưới đây nhé!

Câu 1: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.” 

Câu 2: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”

Câu 3: “Cho dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập!”

Câu 4: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

Câu 5: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.”

Câu 6: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”

Câu 8: “Không đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà.”

Câu 9: “Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể.” 

Câu 10: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta. Bản Cương lĩnh chính trị của Mặt trận là ngọn cờ đại đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam để cùng nhau chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng. Nhân dân ta đã đoàn kết, càng đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ hơn nữa!”

Những câu nói của Bác Hồ về tình đoàn kết nhân dân

Câu 11: “Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy tôi, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản.”

Câu 12: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang.”

Câu 13: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.”

Câu 14: Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.

Câu 15: Chữ “người”, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ.

Câu 16: “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý.”

Câu 17: “Ai làm cách mạng?

– Nhân dân!
Ai kháng chiến thắng lợi?
– Toàn dân!
Vậy thì bây giờ muốn có đủ nước, muốn điều hòa nước thì cũng phải toàn dân làm thủy lợi.”

Câu 18: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”

Câu 19: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý… Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi ta cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công cuộc kháng chiến.”

Câu 20: “Việc gì, dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm. Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng lại thành lợi to.”

Câu 21: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước.”

Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Bác

2. Những câu nói của Bác Hồ về tinh thần cần, kiệm, liêm, chính: 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “cần, kiệm, liêm, chính” là nền tảng của đạo đức cách mạng, là 4 đức tính quan trọng của con người giống như: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”. Hãy cùng nhìn lại những câu nói của Bác Hồ rất sâu sắc về từng chữ này: 

Những câu nói của Bác Hồ về tinh thần cần, kiệm, liêm, chính

Đầu tiên về “Cần”, Cần theo quan niệm của Người là siêng năng, chăm chỉ, làm việc tự giác, không lười biếng, không ỉ lại, … Người siêng năng mới mau tiến bộ, cả nước siêng năng thì mới giàu. 

Câu 1: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.”

Câu 2: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cách sinh, cần cù lao động. Phải cố gắng sản xuất.”

Câu 3: “Còn kém thì phải học, phải tích cực học cách làm việc, tích cực học chuyên môn cho biết. Nếu vì kém mà không làm thì không được. Nhiều cái mình chưa biết, nhưng có quyết tâm học thì phải biết, nhất định biết.”

Câu 4: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là nhờ lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động. Trí thức mở mang cũng là nhờ lao động (lao động trí thức). Vì vậy, lao động là sức chính của sự tiến bộ loài người. Cũng là sức mạnh của sự giải phóng dân tộc.”

Câu 5: “Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân.”

Khi nói về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đề cập đến cần nhiều nhất

Về “Kiệm”, theo Bác “Kiệm là tiết kiệm,  không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người”. Tiết kiệm sức lao động thời giờ, tiết kiệm của dân, của nước, của bản thân mình. 

Câu 6: “Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ, thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền. Do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối.”

Câu 7: “Chúng ta phải kiên quyết chống nạn lãng phí ở các cơ quan và trong sinh hoạt của chúng ta. Chống cách tiêu dùng bừa bãi tiền của của nhân dân và vốn liếng của Chính phủ. Hiện nay có những cuộc khai hội, những lễ kỷ niệm, những đám yến tiệc tốn hàng vạn, hàng chục vạn cần phải chấm dứt nạn phô trương ấy, lãng phí ấy…”

Câu 8: “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân…”

Câu 9: “Không xa xỉ, không hoang phí, không bữa bãi.”  

Câu 10: “Giấy bút, vật liệu, đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần.”  

Người đặt phẩm chất cần, kiệm lên đầu tiên

Nói về “Liêm”, theo Bác, “Liêm là trong sạch, không tham lam”, luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân. Liêm là phẩm chất chuẩn mực của người cán bộ thi hành công vụ. Không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc Nhà nước, nhân dân, không tham địa vị, tiền tài.

Câu 11: “Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.”  

Câu 12: “Mỗi người phải nhận rằng, tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân.”

Câu 13: Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm, cũng phải hóa ra liêm.

Câu 14: “Nếu liêm là không tham lam bất cứ điều gì ngoài ham học, ham làm, ham tiến bộ thì tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.”

Câu 15: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy.”    

Người cho rằng: “Liêm là trong sạch, không tham lam”

Cuối cùng trong 4 đức tính. Nói về “Chính”, theo Bác: Chính “nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Ðiều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà”. Đối với bản thân không được tự cao, đối với cấp trên không được xu nịnh, khinh thường cấp dưới, không gian dối, lừa lọc. Luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn và đoàn kết, công tư phân minh. 

Câu 16: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt sẽ ngày càng thêm…”

Câu 17: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân.”

Câu 18: “Phải có lập trường vững vàng, tư tưởng phải thông, không sợ khó, không sợ khổ… phải đi sâu, xét kỹ, phải luôn kiểm tra công tác, chấp hành chính sách, phải coi trọng từ việc to đến việc nhỏ; phải nhớ rằng “sai một ly đi một dặm.”

Câu 19: “Có nhiều đồng chí hoặc tự cho mình có trình độ nhận thức cao, có kinh nghiệm đầy đủ về công tác hoặc vì không có tinh thần tiến thủ, chỉ biết tới đâu, hay tới đó, nên không chịu học tập, không biết tự chỉ trích để sửa chữa những lầm lỗi và bồi bổ những thiếu sót. Phải biết rằng tình hình khách quan thay đổi, hàng giờ hàng phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những hành vi tư tưởng của ta sẽ không theo kịp tình thế, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn vượt đi trước.”

Câu 20: “Xem xét cán bộ, không chỉ xem ngoài và còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cảnh lịch sử, toàn cảnh công việc của họ. Có người lúc phong trào cách mạng cao, họ vào Đảng, họ làm việc rất hăng. Nhưng lúc phong trào khó khăn thì đâm ra hoang mang. Lúc gặp sự nguy hiểm thậm chí hoá phản cách mạng, làm mật thám được việc thì nó lại công tác hăng hơn ai hết. Nếu ta không xem xét rõ ràng thì lầm nó là cán bộ tốt. Vì vậy, nhận xét cán bộ không chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ toàn bộ công việc của cán bộ.”     

Chữ “chính” của Bác là sự tiếp thu, phát triển chữ “chính” từ đạo Nho của Đức Khổng Tử

3. Những câu nói của Bác hồ về tinh thần dân tộc hay nhất: 

Câu 1: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Câu 2: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”

Câu 3: “Bọn đế quốc áp bức chúng ta và đối xử với chúng ta như loài vật, đó là vì chúng ta không đoàn kết! Nếu chúng ta đoàn kết chúng ta sẽ trở nên đáng gờm.”

Câu 4: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây.”

Câu 5: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”

Câu 6: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, sức mạnh và của cải để giữ vững quyền độc lập, tự do ấy…”

Câu 7: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”

Câu 8: “Lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng. Không có, thì việc gì làm cũng không xong.”

Câu 9: “Đồng bào ta gái cũng như trai, trẻ cũng như già cho đến các cháu nhi đồng cỏn con, ai cũng nồng nàn yêu nước, ai cũng hăng hái kháng chiến, ai cũng có gan giết giặc.”

Câu 10: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước.”   

Tinh thần dân tộc là hồn cốt văn hóa của dân tộc mà Hồ Chí Minh, hơn ai hết là người thấm nhuần sâu sắc nhất

Câu 11: “Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi.”

Câu 12: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ vô cùng đảm đang, đã đóng góp rất nhiều trong chiến đấu và sản xuất. Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây thực sự là một cuộc cách mạng.”

Câu 13: “Vì độc lập của Tổ quốc, vì nghĩa vụ đối với các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết một lòng, không sợ hy sinh gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn.”

Câu 14: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.”

Câu 15: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.”

Câu 16: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào ? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý.”

Câu 17: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc, để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu.”

Câu 18: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước.”

Câu 19: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”  

Câu 20: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào ? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý.”

Những câu nói của Bác Hồ về tinh thần dân tộc hay nhất.

4. Những câu nói của Bác Hồ nổi tiếng về giáo dục:

Câu 1: “Nếu không học tập văn hóa, không có trình độ văn hóa thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà; Nhưng phải chú ý học tập chính trị vì nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.”

Câu 2: “Trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.” 

Câu 3: “Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ…” 

Câu 4: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xât dựng nước ta thành một ngước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.”

Câu 5: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.”

Câu 6: “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.” 

Câu 7: “Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lơi cho thế giới biết nước ta là nước văn minh, ai cũng biết chữ.”

Câu 8: “Biết chữ, biết tín thì dễ dàng hơn. Một người không biết chứ, biết tính thì như nửa mù, nửa quáng. Biết rồi ta học thêm.”

Câu 9: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang.” 

Câu 10: “Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ.”  

Sinh thời Bác đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của giáo dục của đất nước

Câu 11: “Học đi đôi với hành.” 

Câu 12: “Người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình. Người huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rồi thì người đó là dốt nhất.”

Câu 13: “Ý thức làm chủ không chỉ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động, mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình.”

Câu 14: “Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh, ai cũng biết chữ.”

Câu 15: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.”

Câu 16: “Nếu không học tập văn hóa, không có trình độ văn hóa thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà; Nhưng phải chú ý học tập chính trị vì nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.”

Câu 17: “Biết chữ, biết tính thì dễ dàng hơn. Một người không biết chữ, biết tính thì như nửa mù, nửa quáng. Biết rồi ta học thêm.” 

Câu 18: “Phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình, không nên phân biệt các cháu vùng này hay các cháu vùng khác. Cháu nào cũng là con em đại gia đình ta, cũng là do Đảng và Chính phủ giao cho các cô, các chú phụ trách nuôi dạy.”

Câu 19: “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động.”

Câu 20: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân.”  

Những câu nói nổi tiếng của Bác Hồ về giáo dục

5. Các câu nói của Bác Hồ về tinh thần Đảng viên:

Câu 1: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”

Câu 2: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.”

Câu 3: “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người.”

Câu 4: “Nói đến cán bộ trước hết, vì cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn.”

Câu 5: “Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng.”

Câu 6: “Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng.” 

Câu 7: “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình…”

Câu 8: “Không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy, chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ.” 

Câu 9: “Làm cách mạng trước hết phải cách mạng tấm lòng. Cải tạo xã hội, trước hết phải cải tạo bản thân mình. Kiểm tra đầy đủ lòng mình, bản thân mình. Tự phê bình cho thành nền nếp. Trước hết sửa mình tu dưỡng bản thân. Sau mới có thể khuyên bảo cấp dưới. Sau mới có thể làm cho quần chúng noi theo.”

Câu 10: “Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của Tổ quốc, của giai cấp.”   

Bác luôn nêu gương sáng về đạo đức, nhất quán giữa nói và làm, nhất là tự mình gương mẫu làm làm trước

Câu 11: “Tôi khuyên các bạn là chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được…”

Câu 12: “Nước ta là nước dân chủ. 

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.” 

Câu 13: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”

Câu 14: “Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại!”

Câu 15: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.”

Câu 16: Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. 

Câu 17: “Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng.” 

Câu 18: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”

Câu 19: “Đảng ta thành tích khá nhiều, nhưng khuyết điểm cũng không ít. Chúng ta cần phải thật thà tự phê bình để sửa chữa. Phải cố sửa chữa để tiến bộ.”

Câu 20: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại, nếu chi bộ kém thì công việc không trôi chảy.”     

Các câu nói của Bác Hồ về tinh thần đảng viên

6. Những câu nói của Bác Hồ về ý chí, nghị lực tạo nhiều động lực nhất: 

Câu 1: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.” 

Câu 2: “Hãy nhớ rằng, cơn bão là cơ hội tốt để cây thông và cây bách thể hiện sức mạnh và sự ổn định của chúng.”

Câu 3: “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.”

Câu 4: “Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.”

Câu 5: “Để thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được.”

Câu 6: “Gạo đem vào giã bao đau đớn, gạo giã xong rồi, trắng tựa bông. Sống ở trên đời người cũng vậy, gian nan rèn luyện mới thành công.”

Câu 7: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.”

Câu 8: “Dao có mài mới sắc, vàng có thui mới trong, nước có lọc mới sạch, người có tự phê bình mới tiến bộ.”

Câu 9: “Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi.”

Câu 10: “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân.”   

Ý chí, nghị lực phi thường của Bác trong suốt sự nghiệp cách mạng là tấm gương sáng cho mọi tầng lớp, mọi độ tuổi

Câu 11: “Tính trung bình thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng to lớn thì phải có nhiệm vụ to lớn.” 

Câu 12: “Nước lấy dân làm gốc….Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.”

Câu 13: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt.”

Câu 14: “Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình.”

Câu 15: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên.” 

Câu 16: “Còn kém thì phải học, phải tích cực học cách làm việc, tích cực học chuyên môn cho biết. Nếu vì kém mà không làm thì không được. Nhiều cái mình chưa biết, nhưng có quyết tâm học thì phải biết, nhất định biết.”

Câu 17: “Chúng ta phải luôn biết kiên trì và không bao giờ từ bỏ, vì ý chí nghị lực sẽ đưa chúng ta vượt qua mọi khó khăn.” 

Câu 18: “Trong mọi việc, thanh niên phải làm đầu tàu, xung phong gương mẫu. Thanh niên hăng hái là tốt nhưng chớ xa rời quần chúng, xa rời thì không làm được đầu tàu – đầu tàu rời toa là vô dụng. Xung phong gương mẫu là mình làm tốt và giúp đỡ cho người khác cũng làm tốt. Phải cố gắng làm gương mẫu, làm đầu tàu, không tách rời quần chúng.

Câu 19: “Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ.” 

Câu 20: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó.”    

Hình ảnh của Người trên Pác Bó

Trên đây là tất cả 121 câu nói của Bác HồTrangTin chọn lọc và tổng hợp. Bác Hồ, người cha già yêu thương dân tộc, đã truyền cảm hứng và định hướng cuộc sống của nhiều người bởi những câu nói hay như thế. Những lời dạy của Bác đều là những bài học vô giá và trường tồn theo thời gian chỉ dẫn chúng ta có thể góp phần xây dựng một xã hội tươi đẹp, chân thành và bình đẳng hơn. Cảm ơn bạn đã xem bài viết, hãy ghé thăm TrangTin để tìm kiếm thêm các nội dung đặc sắc khác bạn nhé! 

Có thể bạn quan tâm

10 lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam

10 lời thề danh dự của quân nhân trở thành máu thịt của mỗi người …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *