Vấn đề sức khỏe cần chú ý nếu thường xuyên tỉnh dậy lúc nửa đêm

Nếu thường xuyên bị tỉnh giấc nửa đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, có thể bạn gặp vấn đề về lo âu, hô hấp, tuyến giáp, trào ngược hoặc bệnh về thận.

Ảnh: City Mattress

Chu Lệ Hoa, Phó trưởng khoa Não, Bệnh viện trực thuộc Đại học Y học cổ truyền Sơn Tây Trung Quốc, 12 kinh lạc của cơ thể con người tương ứng với 12 canh giờ trong ngày. Trong đó, kinh tuyến túi mật tương ứng với thời điểm 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, kinh gan tương ứng với thời điểm 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, kinh phổi tương ứng với thời điểm từ 3 đến 5 giờ sáng.

Theo ông Chu, luôn thức dậy từ 1 đến 3 giờ sáng có thể là do gan không đủ máu. Người có đủ máu gan có thể ngủ ngon, trong khi người không đủ máu gan thường có xu hướng mơ nhiều và khó ngủ cùng các triệu chứng như mất bình tĩnh, tức giận mạnh mẽ.

Lúc này bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và ăn nhiều thực phẩm có tác dụng bổ máu, bổ gan như chà là, nhãn, thịt nạc… Đồng thời, nên tránh uống rượu và ăn quá nhiều đồ cay, nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một số phương pháp vật lý trị liệu y học cổ truyền Trung Quốc như xoa bóp huyệt để làm dịu gan và thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết.

Trong khi đó, những người luôn thức dậy trong khoảng thời gian từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng có thể là do phổi. Nếu kinh khí và máu trong phổi không đủ hoặc bị tắc nghẽn, bạn có thể bị tỉnh dậy sớm, mất ngủ và khó ngủ trong khoảng thời gian từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng. Trong trường hợp này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng bổ phổi như lê, hoa huệ, mộc nhĩ… và bớt ăn những thực phẩm cay nóng, kích thích. Bạn cũng có thể thực hiện các bài tập cường độ vừa phải đến trung bình, chẳng hạn như Thái Cực Quyền, đi bộ, trong khi vừa thư giãn và nghe nhạc êm dịu.

Ông Chu cho biết thỉnh thoảng thức dậy sớm là hiện tượng lão hóa bình thường, nguyên nhân là do sự tiết ra melatonin và hormone tăng trưởng giảm dần theo tuổi tác, dẫn đến chất lượng giấc ngủ giảm sút và gây ra tình trạng thức giấc sớm.

Nhưng nếu bạn thường xuyên thức dậy sớm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, có thể bạn gặp các vấn đề sau:

Rối loạn trầm cảm và lo âu

Những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu và các bệnh tâm thần khác có não dễ bị kích thích bất thường, điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ.

Bệnh về hệ hô hấp

Những người mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, viêm phổi, hội chứng ngưng thở khi ngủ, có thể bị ho, khó thở, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và dễ dậy sớm.

Bệnh tuyến giáp

Những người bị suy giáp có mức năng lượng thấp, có thể buồn ngủ vào ban ngày và dễ thức dậy vào ban đêm. Những người bị cường giáp có thể bị tức ngực, khó thở và dễ thức dậy do tiết quá nhiều hormone tuyến giáp và adrenaline.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn trong dạ dày có thể trào ngược khi ngủ vào ban đêm, gây ra các triệu chứng như nóng rát thực quản, ho, đồng thời cũng có thể khiến người bệnh dễ thức dậy sớm.

Bệnh thận

Những người mắc bệnh thận dễ có các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu nhiều lần và tiểu đêm do chức năng thận bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến họ bị thức dậy lúc nửa đêm.

Có thể bạn quan tâm

5 loại rau củ chứa nhiều ký sinh trùng nhưng hay được ăn sống

Củ niễng, củ sen, mã thầy, bông cải xanh và rau diếp chứa nhiều ký …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *