Những trận lũ, lụt lịch sử ở Việt Nam những năm gần đây

Là một trong những quốc gia phải chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, Việt Nam thường hứng chịu những cơn “đại hồng thủy”, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Đường vào thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) ngập chìm trong nước lũ. Ảnh: TTXVN

– Mưa lũ lịch sử tàn phá Quảng Ninh năm 2015

Trận mưa lịch sử đã khiến Quảng Ninh chìm trong biển nước. Sau 3 ngày mưa lũ (từ 26 đến 28/7), với lượng nước đổ xuống lớn nhất trong vòng 40 năm tại Quảng Ninh đã làm 17 người chết, 6 người mất tích, nhiều khu dân cư bị nhấn chìm. Thiệt hại về tài sản ước tính lên tới 2.000 tỷ đồng. Đau thương nhất phải kể là những người dân ở khu 4, phường Cao Thắng (TP Hạ Long). Sau một đêm mưa lớn, khi người dân nơi đây tỉnh dậy bàng hoàng thấy ba căn nhà liền kề của gia đình bà Nguyễn Thị Thược (76 tuổi) đổ sập tan hoang. Cả chín người thuộc ba thế hệ trong gia đình bà bị vùi lấp dưới hàng trăm mét khối đất đá sạt lở.

– Trận “đại hồng thủy” do bão Wutip ở miền Trung năm 2013

Ngày 30/9/2013, bão Wutip hoành hành ở miền Trung, gây ra trận “đại hồng thủy” làm 9 người chết, 199 người bị thương, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Cơn bão này đã gây ra một trận lũ kinh hoàng nhất sau gần nửa thế kỷ, khiến hàng trăm gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ.

Chỉ vài ngày sau bão Wutip tan, ngày 15/10/2013, bão Nari đã quét qua các tỉnh miền Trung. Hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra lũ lớn khắp các tỉnh miền Trung gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái nhà, cô lập nhiều xã, huyện. Ít nhất 6 người chết do lũ cuốn trôi ở Hương Khê (Hà Tĩnh), hàng trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước.

– Lũ lụt ở miền Trung năm 2011

Từ giữa tháng 10/2011, liên tiếp xảy ra các trận lụt ở miền Trung làm 55 người chết. Nước lụt đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 ha rau màu. Tỉnh thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình. Cơ quan chức năng đã sơ tán khoảng 7.200 người ra khỏi khu vực nguy hiểm.

– Trận lũ lịch sử năm 2010 ở Hà Tĩnh

Đầu tháng 10/2010, mưa như trút, nước lũ lên nhanh “siêu tốc” nhấn chìm huyện Hương Khê trong biển nước. Hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất” trước sự uy hiếp kinh hoàng của cơn đại hồng thủy. Lũ lụt đã làm 32 người chết và mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập, giao thông tê liệt. Lũ lớn còn đe dọa sự an toàn của các đập thủy điện, làm hàng chục nghìn người phải đi sơ tán.

– Hà Nội hóa thành sông trong trận “đại hồng thủy” năm 2008

Từ đêm 30/10/2008, Hà Nội cùng nhiều tỉnh ở miền Bắc phải hứng chịu trận mưa lớn nhất trong lịch sử 100 năm, gây lũ lụt trên diện rộng. Đợt mưa lớn vượt quá mọi dự báo và trái mùa này đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội. Chỉ sau đêm mưa đầu tiên, nhiều khu vực trong nội ngoại thành Hà Nội đã ngập sâu. Cơn mưa lớn kéo dài tới 4/11/2008 mới chấm dứt, khiến thủ đô chìm trong biển nước.

Trong trận mưa lịch sử này, Hà Nội có 17 người thiệt mạng. Tuyến đê sông Hồng bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa tràn nước. Nước ngập khiến nhiều hoạt động gần như tê liệt. Năm ngày sau khi tạnh mưa Hà Nội mới thoát ngập. Ước tính thiệt hại ban đầu ít nhất là 3.000 tỷ đồng.

– Trận lụt lịch sử năm 1999 nhấn chìm cố đô Huế

Sáng 1/11/1999, miền Trung bắt đầu đổ mưa. Cơn mưa nặng hạt dần và kéo dài suốt 1 tuần (đến 6/11 mới dừng hẳn), gây ra lũ lụt nghiêm trọng, nhấn chìm nhiều huyện, thị xã thuộc 10 tỉnh thành miền Trung. 595 người chết trong mưa lũ. Hơn 41.000 ngôi nhà bị hủy hoại. Thiệt hại tài sản lên đến gần 3.800 tỷ đồng.

Tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất là Thừa Thiên-Huế. Lượng mưa suốt 2 ngày đêm đã lên tới hơn 2.300 mm (bằng cả lượng mưa hằng năm ở nơi đây) khiến nước đầu nguồn sông Hương dâng lên hơn 1 mét vào mỗi giờ. Ở hạ lưu sông Hương, nước đã vượt mức báo động 3 đến gần 3 mét. Các chuyên gia nhận định con số này chưa từng xảy ra suốt 100 năm qua. Do đó, trận lũ lịch sử đã đi vào ký ức khó phai mờ của người dân cố đô. Trận đại hồng thủy xảy ra vào tháng 11/1999 và kéo dài suốt 1 tuần lễ gây ra lũ lụt nghiêm trọng, nhấn chìm nhiều huyện, thị xã thuộc 10 tỉnh thành miền Trung. 595 người chết trong mưa lũ. Hơn 41.000 ngôi nhà bị hủy hoại. Thiệt hại tài sản lên đến gần 3.800 tỷ đồng.

Tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất là Thừa Thiên-Huế. Lượng mưa suốt 2 ngày đêm đã lên tới hơn 2.300 mm (bằng cả lượng mưa hằng năm ở nơi đây) khiến nước đầu nguồn sông Hương dâng lên hơn 1 mét vào mỗi giờ. Ở hạ lưu sông Hương, nước đã vượt mức báo động 3 đến gần 3 mét. Các chuyên gia nhận định con số này chưa từng xảy ra suốt 100 năm. Do đó, trận lũ lịch sử đã đi vào ký ức khó phai mờ của người dân cố đô.

– Tháng 8/1996, bão Niki gây lũ, lụt tại miền Bắc

Tháng 8/1996, bão Niki đổ bộ vào miền Bắc đã gây ra một trận lụt kinh hoàng. Lũ đặc biệt lớn kéo dài nhiều ngày trên mức báo động 3 uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ hệ thống đê đồng bằng Bắc Bộ. Vỡ đê sông Gùa làm ngập 6 xã huyện Nam Thanh (nay là huyện Nam Sách và Thanh Hà, Hải Dương); lũ phá đê Đức Long sông Hoàng Long làm ngập 2 xã; tràn đập Lạc Khoái sông Hoàng Long.  Lũ lớn, nước dâng kèm cơn bão số 4 đã làm chết và mất tích 61 người, bị thương 161 người; phá hủy gần 7.500 ngôi nhà, trường học, bệnh xá, bệnh viện, làm hư hại 104.504 ha lúa và hoa màu; gây thiệt hại lớn về công trình thủy lợi, giao thông, năng lượng…

– Từ năm 1966 đến 1972, lũ sông Hồng hàng năm đều liên tiếp dâng cao. Lũ năm 1968 lên đến 12,23 mét, vượt quá mức lịch sử từng được ghi nhận trước đó ở sông Hồng. Năm 1969, lũ sông Hồng lại lên cao hơn năm 1968. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù đang bị bệnh nặng, vẫn đau đáu một lòng lo nghĩ cho nhân dân. Người nói: “Nước đang lên to đấy, chú Kỳ bảo Bác sơ tán lên chỗ cao, nhưng Bác không đi đâu, Bác ở với dân, các chú đừng để lụt, đừng để vỡ đê”.

Năm 1970, lũ sông Hồng lên mức 12,5 mét, nhưng hệ thống đê Bắc Bộ vẫn được giữ vững. Tháng 8/1971, sông Hồng xảy ra tổ hợp lũ của hai hệ thống sông Hồng – Thái Bình, trở nên cực kỳ hung dữ. Theo những số liệu thống kê được lưu lại, ngày 20/8/1971, đỉnh lũ ở Hà Nội là 14,13 m, vượt mức báo động 3 là 2,63m. Mức đỉnh lũ này được duy trì trên mức báo động 3 trong 8 ngày. Hơn 20 vạn ha lúa, màu bị mất trắng, 62 xí nghiệp trung ương và 122 xí nghiệp địa phương phải ngừng sản xuất. Nhiều tài sản của nhà nước và nhân dân bị ngập lụt, hư hỏng, giao thông đình trệ. Theo số liệu thống kê vào thời điểm ấy, đã có 594 người thiệt mạng, 20 xã và 1 huyện bị ngập hoàn toàn. Thiệt hại của trận lụt này gây thiệt hại về tài sản khoảng 70 triệu đồng (tính theo tỷ giá năm 2023 thì vào khoảng hơn 13.000 tỷ đồng).

Độ nguy hiểm của trận lụt này lớn đến mức nó được coi là trận lũ lụt lớn nhất trong hơn 250 năm qua (tính ở thời điểm đó) tại miền Bắc trong hơn100 năm tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Thậm chí, một cơ quan thời tiết của Mỹ khi ấy đã xếp đây là một trong những thiên tai lớn nhất của thế kỷ 20 và mức độ thảm khốc được đánh giá chỉ kém trận lụt trên sông Dương Tử ở Trung Quốc khiến hơn 3,7 triệu người chết vào năm 1931. Có thống kê khác còn cho rằng, đây là 1 trong 10 trận lũ lụt khủng khiếp nhất trong lịch sử lũ lụt thế giới tính đến năm 1971.

Có thể bạn quan tâm

5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam, cố tình đặt sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

– Danh sách những tên cấm khai sinh tại Việt Nam được quy định rõ …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *