Đây là 6 “sát thủ vô hình” trong nhà, tôi khuyên bạn phát hiện sớm kẻo “rước phiền muộn vào thân”

Có những thứ tưởng bình thường nhưng lại âm thầm đe dọa sức khỏe của bạn.

Hàng ngày phải tiếp xúc với hàng tá đồ đạc, có thể bạn chẳng mấy để tâm nhưng có những thứ tưởng an toàn lại đang đội lốt “sát thủ vô hình” lặng lẽ gây hại cho sức khỏe chúng ta. Trong bài viết này sẽ điểm qua 6 món đồ trong nhà cực kỳ bẩn, bạn cần biết để tránh ảnh hưởng đến mình. 

1. Đầu đốt bếp gas – Tưởng không bẩn mà bẩn không tưởng

Bếp gas là vật dụng hầu như ngày nào chúng ta cũng sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ lau bề mặt bếp sau khi nấu ăn mà không để ý vệ sinh đầu đốt. Thực tế thì khu vực xung quanh đầu đốt mới là nơi dễ bám dầu mỡ nhất.

Nếu không vệ sinh thường xuyên, lớp dầu mỡ bám dính sẽ bị đốt cháy nhiều lần rồi tạo ra các chất độc hại, thậm chí có nguy cơ gây ung thư. Vì vậy, hãy hình thành thói quen làm sạch đầu đốt ngay sau khi nấu nướng.

Cách vệ sinh: Bạn tháo đầu đốt ra, xịt dung dịch tẩy dầu mỡ và lau sạch. Nếu bám nhiều vết bẩn cứng đầu thì ngâm đầu đốt trong nước nóng trước khi lau để làm mềm dầu mỡ, dễ vệ sinh hơn. Muốn tiết kiệm thời gian vệ sinh thì bạn có thể lót một tấm cách dầu bằng giấy bạc dưới đầu đốt – Tấm này sẽ hứng dầu mỡ, giúp bếp sạch sẽ hơn và việc dọn dẹp cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

2. Ngăn đựng bột giặt của máy giặt – Nơi “ẩn náu” của vi khuẩn và nấm mốc

Phần lớn mọi người chỉ tập trung làm sạch lồng giặt và viền cao su khi vệ sinh máy giặt mà quên mất ngăn đựng bột giặt – nơi được sử dụng mỗi lần giặt đồ.

Ngăn đựng bột giặt mới chính là “ổ” của nấm mốc. Nước thường xuyên đi qua đây làm môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Điều này không chỉ khiến quần áo giặt xong có mùi khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng da như ngứa ngáy hoặc mẩn đỏ. Vì vậy, lần tới khi vệ sinh máy giặt, bạn đừng bỏ qua khu vực này.

Cách vệ sinh: Hầu hết các máy giặt đều cho phép tháo ngăn bằng cách nhấn vào nút khóa giữa. Nhưng bạn cũng cần tháo cả các phần nhỏ như chốt khóa để làm sạch kỹ hơn.

Để vệ sinh kỹ, bạn dùng bàn chải nhỏ cọ sạch các mảng bám. Nếu có máy tăm nước thì dùng để xịt rửa, giúp loại bỏ mọi ngóc ngách bẩn. Đừng quên bên trong ngăn đựng cũng cần được cọ rửa sạch sẽ để tránh vi khuẩn tích tụ nhé.

3. Điều khiển từ xa – Nhỏ gọn nhưng đầy vi khuẩn

Ít ai ngờ rằng điều khiển từ xa cũng là một trong những vật dụng dễ bẩn nhất, chứa đầy vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn. Những tác nhân này âm thầm gây hại cho sức khỏe gia đình bạn. Vì vậy, đừng tiếc thời gian để vệ sinh điều khiển định kỳ, vừa đơn giản vừa bảo vệ sức khỏe của cả nhà.

Cách vệ sinh: Đơn giản và nhanh nhất là dùng khăn ẩm thấm cồn hoặc dung dịch vệ sinh để lau từng nút bấm và bề mặt. Cách này không tốn công nhưng rất hiệu quả. Còn về lâu dài, bạn có thể sử dụng màng bọc nhiệt co để lồng vào điều khiển, nếu bẩn quá thì chỉ việc thay mới. 

4. Chậu ngâm chân thông minh – Thư giãn nhưng tiềm ẩn nguy cơ

Khi trời trở lạnh, ngâm chân là cách tuyệt vời để thư giãn vì không chỉ giúp ấm người mà còn cải thiện tuần hoàn máu. Nhưng bạn có bao giờ vệ sinh chậu ngâm chân kỹ lưỡng chưa?

Đặc biệt là loại chậu ngâm chân thông minh có chức năng tự làm sạch – nhìn thì cao cấp nhưng bên trong lại tích tụ vi khuẩn và nấm mốc. Nếu không được làm sạch thường xuyên, những vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng chân, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm chân.

Cách vệ sinh: Đổ nước ấm vào chậu, thêm muối vệ sinh rồi bật chế độ làm nóng và ngâm trong 30 phút. Bạn sẽ thấy các mảng bẩn nổi lên, sau đó chỉ cần xả sạch bằng nước. Thế nhưng thế là chưa đủ, phần đáy chậu mới là nơi bẩn nhất. Muốn vệ sinh phần này thì bạn tháo ốc vít ở đáy rồi dùng bàn chải hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng để chà rửa, sau đó rửa sạch lại bằng nước.

Nếu chậu ngâm đã lâu không dùng, hãy vệ sinh kỹ trước khi sử dụng. Tốt nhất là vệ sinh định kỳ mỗi 2 tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

5. Gối và ruột gối – “Ổ” vi khuẩn bị bỏ quên

Khi giặt ga giường và vỏ gối, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần vậy là gối đã sạch. Nhưng ruột gối – nơi tích tụ mồ hôi, dầu thừa và tế bào da chết – lại thường bị bỏ qua.

Điều này tạo môi trường lý tưởng cho mạt bụi và vi khuẩn phát triển. lâu dài không chỉ gây kích ứng da mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, việc ruột gối không được thay mới thường xuyên còn làm gối mất độ đàn hồi, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Cách vệ sinh: Với ruột gối bông, bạn nên giặt tay bằng nước xà phòng ấm hoặc ngâm qua đêm với dung dịch tẩy nhẹ, sau đó xả sạch và phơi khô. Nếu ruột gối đã cũ và bạn sẵn sàng thay mới nếu giặt hỏng, hãy giặt bằng máy giặt ở chế độ nhẹ (tốt nhất là chọn chế độ giặt đồ lông vũ). Ngoài ra, gối nên được thay mới định kì mỗi năm 1 lần để đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái khi ngủ.

1 mẹo nhỏ là bạn có thể dùng thêm lớp vỏ bảo vệ ruột gối, dễ tháo ra giặt và giúp giảm thiểu bụi bẩn xâm nhập hơn.

6. Vòi sen – Nguy cơ ẩn mình sau vẻ ngoài sạch sẽ

Vòi sen là vật dụng quen thuộc mà chúng ta sử dụng hàng ngày, nhìn bề ngoài có vẻ sạch nhưng bên trong lại là “ổ” tích tụ cặn nước và vi khuẩn.

Nước máy chứa nhiều tạp chất, lâu ngày tạo ra các mảng bám và vi sinh vật trong đầu vòi sen. Điều này không chỉ làm giảm lượng nước phun mà còn gây kích ứng da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì thế, bạn nên vệ sinh vòi sen định kỳ mỗi 4-5 tháng.

Cách vệ sinh: Tháo vòi sen ra, ngâm trong hỗn hợp giấm trắng và nước ấm khoảng nửa ngày. Sau đó, dùng bàn chải hoặc kim nhỏ làm sạch các lỗ phun nước. Với vòi cố định không thể tháo rời, bạn có thể cho dung dịch giấm vào túi nhựa, bọc kín đầu vòi sen và để ngâm. Cách này cũng giúp loại bỏ cặn bẩn, dù hiệu quả không bằng việc tháo rời.

Sau khi vệ sinh, hãy xả nước thật mạnh để đẩy hết các cặn bẩn còn sót lại bên trong vòi sen.

Nguồn: post.smzdm

Có thể bạn quan tâm

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn thông minh hơn mình nghĩ

Hay tò mò, dễ thích nghi, dễ đồng cảm và dí dỏm…là những đặc điểm, …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *