Đại Học Harvard: Sở dĩ người EQ cao thành công là vì họ thường xuyên sử dụng 15 câu này trong giao tiếp

TrangTin – 15 cụm từ này sẽ giúp phân biệt những người có EQ cao với số đông…

EQ được định nghĩa là khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và cả của những người xung quanh. EQ không dễ định lượng như các kỹ năng khác vì các đặc điểm tạo nên nó, bao gồm sự đồng cảm và nhận thức về bản thân. Juliette Han, nhà khoa học thần kinh được đào tạo tại Đại học Harvard, cho biết, có thể đánh giá và cải thiện EQ bằng cách chú ý hơn đến các cuộc trò chuyện tại nơi làm việc.

“Bất cứ điều gì bạn nói thể hiện sự đồng cảm, tò mò, kiên nhẫn hoặc tự nhận thức đều là dấu hiệu của EQ cao”, chuyên gia nhấn mạnh.

Trong cuốn sách Optimal, giáo sư Daniel Goleman (Harvard) chia sẻ sở hữu trí tuệ cảm xúc (EQ) cao có nghĩa là bạn có nhiều khả năng trở thành người có hiệu suất cao trong công việc, dễ dàng tập trung vào những gì mình làm, cảm thấy hài lòng với công việc và có tâm trạng tốt khi làm việc. EQ được thể hiện qua 4 mặt: self-awareness (tự nhận thức), self-management (quản lý chính mình), social awareness (nhận thức xã hội) và relationship management (quản trị quan hệ).

Dưới đây là những cụm từ mà những người có EQ cao thường sử dụng trong công việc.

1. Tôi cần thêm chút thời gian

Một đặc điểm của EQ là khả năng tự điều chỉnh hay cân nhắc cách phản ứng với những cảm xúc mạnh mẽ thay vì hành động bộc phát.

Cụm từ này thể hiện sự tự nhận thức và nỗ lực nhằm điều chỉnh cảm xúc một cách lành mạnh trước khi cuộc trò chuyện trở nên không hiệu quả hoặc căng thẳng.

Quan trọng hơn, cụm từ này cho phép bạn xem lại cuộc trò chuyện sau khi suy nghĩ, để có thể quay lại với câu trả lời bình tĩnh và chu đáo hơn.

“Sở hữu EQ cao không có nghĩa là kìm nén hoặc giả vờ”, Han nói. “Mà là hiểu và truyền đạt những suy nghĩ và cảm xúc một cách hiệu quả. Đó là kỹ năng có thể giúp công việc dễ dàng hơn”.

90% yếu tố quyết định sự nổi trội trong sự nghiệp của các nhà lãnh đạo là trí tuệ cảm xúc EQ, đặc biệt nó có thể thay đổi theo thời gian với nỗ lực của bản thân. Ảnh minh họa

2. Tôi có thể xử lý được

Câu này thể hiện năng lực kiểm soát chính mình.

Cho dù cuộc sống của bạn có căng thẳng hay buồn bã đến đâu, sự xuất sắc trong việc tự quản lý và đặc biệt tự kiểm soát cảm xúc giúp bạn ngăn những cảm xúc như tức giận hoặc lo lắng cản trở công việc mình cần làm.

Và nếu buồn bã, bạn cũng sẽ nhanh chóng phục hồi.

3. Bạn có thể cho tôi biết thêm về điều đó không?

Những người thiếu khả năng tự nhận thức chỉ quan tâm đến suy nghĩ và ý kiến của riêng họ.

Song những người thông minh về mặt cảm xúc lại đề cao cảm giác của người khác và những gì họ nói.

Đây là cách giao tiếp theo cách khuyến khích mọi người nói về cảm xúc và trải nghiệm, đồng thời sử dụng phản hồi của họ như một cơ hội học tập.

4. Tôi hào hứng về sự thay đổi này

EQ thể hiện trong trường hợp này là năng lực thích ứng. Bạn có thể điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi thay vì cứng nhắc.

Bạn háo hức học những cách mới để hành động, tồn tại và phát triển.

5. Tôi hiểu những gì bạn đang nói, nhưng…

Cụm từ này nêu bật một khía cạnh quan trọng khác của trí tuệ cảm xúc: khả năng ứng xử khi đối phó với những tình huống khó khăn.

Nếu bạn không đồng ý với ai đó, hãy bày tỏ điều đó một cách khéo léo, không nên chọn cách đối đầu trực diện, như thế là không khôn ngoan.

Mục tiêu cuối cùng của giáo tiếp là tìm ra được giải pháp cho vấn đề cần nhắc đến.

Những người có EQ cao có thể “đọc” được cảm xúc của đồng nghiệp hoặc sếp, nhưng họ cũng phải dừng lại một chút trước khi đưa ra phán đoán. Ảnh minh họa

6. Bạn cảm thấy thế nào về điều đó?

Để mọi người cảm thấy được thừa nhận và tôn trọng, hãy chú ý và dành thời gian để hiểu và cảm thông với họ.

Khi bạn lắng nghe, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của họ một cách tích cực và có ý nghĩa.

7. Tôi có những suy nghĩ này bởi vì…

Câu này thể hiện khả năng tự nhận thức, tức bạn hiểu được điều gì tác động đến tâm trạng của mình và chúng khiến bạn suy nghĩ, cảm nhận, muốn hành động như thế nào.

Ví dụ, bạn có thể nhận ra khi nào mình sẽ tức giận, lo lắng hoặc buồn bã.

Tự nhận thức là điều kiện tiên quyết để kiểm soát cảm xúc và quản lý bản thân tốt hơn.

8. Tôi không chắc về điều gì đang diễn ra, bạn có thể giải thích giúp tôi không?

Với cụm từ này, bạn biết rằng ai đó đang gặp vấn đề và thay vì phản ứng tiêu cực, bạn đề nghị họ chia sẻ suy nghĩ của mình.

Các lựa chọn thay thế tương tự: “Bạn có thể làm rõ điều đó cho tôi được không?” hoặc “Những gì tôi đang nghe từ bạn là…. Có đúng không?”.

9. Nếu bạn thử làm theo cách này thì sao?

Câu này thể hiện khả năng quản lý mối quan hệ, năng lực ảnh hưởng tới người khác. Bạn biết cách thuyết phục ai đó nhìn nhận mọi việc theo cách của mình.

Bạn không ra lệnh mà gợi ý cho họ cách làm tốt hơn.

10. Cả hai ta đều có điểm tốt – điểm xấu, hãy xem làm cách nào để chúng ta có thể làm việc cùng nhau hiệu quả

Cụm từ này có thể giúp bạn giải quyết các điểm rắc rối về mặt ngoại giao bằng cách thừa nhận các quan điểm khác nhau, riêng biệt của mỗi cá nhân.

Khi bạn đã khuyến khích mọi người chia sẻ mối quan tâm của họ, bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề tiềm ẩn hơn.

Các nghiên cứu cho thấy khả năng giải quyết xung đột là đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao.

11. Chúng tôi ủng hộ lẫn nhau

Câu này thể hiện EQ làm việc nhóm. Cảm giác được thuộc về một nhóm và có cảm giác an toàn về mặt tâm lý trong nhóm tức chúng ta có thể nỗ lực hết mình và chấp nhận rủi ro để đổi mới mà không sợ bị tẩy chay hoặc hạ thấp.

Bất kể vai trò của bạn trong nhóm là gì, bạn đều biết cách tham gia và hợp tác, chia sẻ cả trách nhiệm và cùng nhận thành tích.

Những người có EQ cao có ý thức xã hội mạnh mẽ và luôn nỗ lực để hiểu được cảm xúc của những người xung quanh. Ảnh minh họa

12. Điều này khiến tôi lo lắng/ bối rối/ khó chịu

Khi có vấn đề, những người thông minh về mặt cảm xúc không tập trung vào đối tượng đã tạo ra rắc rối đó, mà quan tâm đến tình hình chung.

Bằng cách này, bạn không đổ lỗi cho ai đó hoặc đẩy họ vào thế phòng thủ. Thay vào đó, bạn đang giải thích cảm giác của mình về những gì đã xảy ra, điều này giúp tránh sự căng thẳng trong tập thể.

13. Tôi đánh giá cao nỗ lực của bạn

Những người có EQ cao có ý thức xã hội mạnh mẽ và luôn nỗ lực để hiểu được cảm xúc của những người xung quanh.

Việc ghi nhận sự chăm chỉ và cống hiến của đồng nghiệp, đặc biệt là khi bạn không trực tiếp tham gia hoặc hưởng lợi từ những nỗ lực của họ, cho thấy bạn thực sự coi trọng những đóng góp của họ và muốn thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực.

14. Điều đó có ý nghĩa rất lớn vì…

Câu này thể hiện EQ quản lý mối quan hệ. Những nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ nhận được những nỗ lực tốt nhất từ người khác bằng cách nói về mục đích chung một cách chân thành và tạo được sự đồng cảm.

15. Tôi xin lỗi

Sự khiêm tốn là điều vô cùng phổ biến ở những người có trí tuệ cảm xúc cao. Đừng ngại nói “Tôi xin lỗi”. Khi bạn phạm sai lầm, hãy thừa nhận và thành thật xin lỗi người xứng đáng nhận được điều đó.

Có thể bạn quan tâm

5 điều người có EQ thấp thường làm khi được mời đi ăn

Tránh 5 hành vi này sẽ giúp bạn nâng cao EQ và ghi điểm trong …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *