Đại học Harvard: 4 thói quen sinh hoạt thường có ở những đứa trẻ IQ cao

Những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng. Cha mẹ nên chú ý để phát hiện kịp thời và bồi dưỡng thêm cho con.

Chỉ số IQ do di truyền không thể quyết định thành tựu sau này của một đứa trẻ. Nó chỉ chiếm 40% trong tổng số chỉ số IQ, 60% còn lại là kết quả của sự trau dồi mỗi ngày.

Do đó, muốn nâng cao chỉ số IQ của con mình, cha mẹ cần phải bỏ công sức nuôi dạy trẻ.

Một nghiên cứu dài hạn của các chuyên gia Mỹ về lứa tuổi mầm non đã phát hiện ra rằng, 0-5 tuổi là độ tuổi vàng phát triển trí não của trẻ.

Trong giai đoạn này, sử dụng đúng phương pháp cải thiện trí thông minh của trẻ, sẽ mang lại kết quả gấp đôi. Vì thế có thể nói, 5 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ.

Ở độ tuổi này, những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng.

IQ của trẻ thường có liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền và quá trình dạy bảo, giáo dục của cha mẹ và thầy cô. Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu trên hơn 1.000 trẻ em trong một năm của các chuyên gia tại Đại học Harvard, những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có điểm chung là 4 thói quen sinh hoạt dưới đây.

1. Thích đặt câu hỏi

Một số trẻ trong đầu chúng lúc nào cũng chứa đựng hàng vạn câu hỏi vì sao. Mỗi ngày chúng luôn thắc mắc mọi thứ và liên tục hỏi cha mẹ.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trung bình trẻ học được 81 từ mỗi ngày trước khi lên 2 tuổi.

Từ 2 tuổi trở đi, khả năng ngôn ngữ và quan sát của trẻ phát triển mạnh mẽ, việc hỏi nhiều là dấu hiệu tốt cho sự phát triển trí não, giúp hình thành thói quen tư duy, sáng tạo tích cực.

Không chỉ bị “ám ảnh” bởi những câu hỏi tại sao, khi nhận được câu trả lời, nhiều trẻ sẽ không cảm thấy thỏa mãn và tự tìm cách để có được câu trả lời.

Điều này cho thấy não bộ của chúng luôn hoạt động mạnh mẽ, thường quan sát và chú ý nhiều thứ xung quanh.

Giai đoạn 3-6 tuổi cũng là thời kỳ phát triển trí não đỉnh cao của trẻ. Trẻ có chỉ số IQ cao sẽ bộc lộ tính tò mò, khám phá khác thường.

2. Thích đọc sách

Theo các chuyên gia, những đứa trẻ thông minh thường có thói quen đọc sách từ rất sớm. Khi đọc sách, não bộ trẻ sẽ tạo ra một chu kỳ tiếp thu kiến thức không giới hạn.

Sách giúp trẻ nâng cao hiểu biết, vốn từ vựng, khả năng tư duy, diễn đạt cũng như trí tưởng tượng phong phú.

Một nghiên cứu của Trung tâm Khám phá khả năng Đọc và Đọc hiểu của Bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ) cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong hình ảnh bộ não của những trẻ thích xem TV, điện thoại so với những trẻ thích đọc sách.

Cụ thể, hình ảnh bộ não trẻ đọc sách cho thấy sự gia tăng của chất trắng có tổ chức chịu trách nhiệm cho khả năng ngôn ngữ và đọc hiểu.

Trong khi đó, hình ảnh bộ não trẻ xem màn hình điện thoại, tivi thể hiện sự kém phát triển lan rộng và thiếu tổ chức của chất trắng cũng ở chính khu vực hỗ trợ việc học tập.

Chất trắng là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông tin giữa những phần khác nhau của não bộ, thúc đẩy các chức năng và khả năng học tập.

Nếu không có một hệ thống truyền thông tin phát triển tốt, tốc độ xử lý của não sẽ chậm và gây khó khăn cho việc học tập.

Điều này khẳng định, việc đọc sách trong những năm đầu đời của trẻ rất quan trọng.

Trẻ có khả năng tập trung cao có thể gặp những tình huống “không phản ứng”. Ảnh minh họa

3. Trẻ không trả lời khi tập trung làm việc gì đó

Một số cha mẹ sẽ nhận thấy rằng khi con họ đang làm việc gì đó, họ gọi con nhiều lần nhưng trẻ phớt lờ.

Ví dụ, khi con đang chơi xếp hình, người mẹ đã gọi tên đứa trẻ nhiều lần liên tiếp, sau khi giọng nói to hơn, đứa trẻ đáp lại một cách cho có lệ, trông rất giống dấu hiệu của chứng “mất trí nhớ”, nhưng thực chất, đây là biểu hiện của sự tập trung của trẻ vào việc chúng đang làm.

Trẻ sinh ra đã có khả năng tập trung nhất định nhưng mức độ tập trung của mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ tập trung yếu, có trẻ tập trung mạnh, trẻ có khả năng tập trung cao có thể gặp những tình huống “không phản ứng”.

4. Có thói quen ngủ tốt

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những trẻ ngủ ngon và có thói quen ngủ tốt thì cơ thể sẽ tràn đầy năng lượng, trí óc cũng được phát triển hơn những đứa trẻ khác.

Nguyên nhân là vì thời gian ngủ không chỉ để nghỉ ngơi mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ nhỏ.

Trẻ ngủ ngon giấc có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể về mọi mặt. Hormone tăng trưởng do trẻ tiết ra khi ngủ sâu chiếm khoảng 70%.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng thực hiện một cuộc khảo sát liên quan và kết quả cho thấy khi trẻ đang chìm trong giấc ngủ sâu, không chỉ tốc độ phát triển của não bộ cao gấp đôi so với trạng thái thức, mà hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng nhiều hơn gấp ba lần tỷ lệ thông thường.

Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí thức khuya thì lượng hormone tăng trưởng tiết ra trong cơ thể không đủ, ảnh hưởng đến não bộ và chiều cao của trẻ.

Một nghiên cứu của Anh cũng khẳng định rằng việc trẻ ngủ muộn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, làm giảm khả năng phản xạ, đọc hiểu và số học.

Có thể nói, giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sự phát triển não bộ của trẻ.

Vì vậy, bố mẹ nên xây dựng thói quen ngủ lành mạnh trong suốt thời thơ ấu để trẻ có thể phát triển một cách khỏe mạnh và thông minh hơn.

Có thể bạn quan tâm

10 điều người EQ khó lòng làm được nhưng lúc nào cũng cố chứng minh mình xuất chúng

Thay vì cố gắng để chứng minh bản thân, người EQ thấp cần một chiến …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *