Văn khấn Lễ giao thừa còn được gọi là văn khấn lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.
Cúng đầu năm mới
Người xưa cúng Giao thừa có 2 lễ: Lễ cúng Giao thừa và lễ cúng Gia tiên sau Giao thừa. Cúng Giao thừa là cúng Trời, ở quê thường làm ở ngoài trời, cúng Gia tiên thì làm trên bàn thờ trong nhà. Nay có thể cúng cả trên bàn thờ trong nhà đều được. Có thể gộp 2 lễ thành 1 cho đơn giản cũng được, nhưng cúng riêng được thì hay hơn.
Đồ lễ cúng giao thừa:
Gồm các thứ cúng chay và cúng mặn như cúng Tất niên nêu trên. Lễ mặn có thể là chân giò luộc, hoặc có thể cúng một mâm cỗ. Thêm quần áo giày mũ cho ngài Thiên quan hành khiển và các Thần linh, Thần Long mạch, mỗi vị 1 bộ (thực ra đây chỉ là tượng trưng thôi, chứ không thật, có quần áo giày mũ hay không đều được).
Tất cả đặt trên bàn ngoài trời, hoặc trên bàn thờ trong nhà. Cúng vào giờ Tý giao thừa (23- 1h), nên cúng vào khoảng 23h15 ngày 30 Tết. Ba ngày tết thắp hương nến liên tục (dùng hương vòng). Cứ mỗi sáng lại một lần thay nước và thắp 1 nén hương cho mỗi bát hương. Sau ngày mồng 3 tết thì hoá vàng. Đến đây là hết lễ đầu năm mới.
Lời khấn lễ trời đêm giao thừa
Nam mô Trời Thượng quyền vũ trụ (1 vái).
– Nam mô Ngọc Hoàng Thượng Đế (1 vái).
– Con xin kính lạy Trời, Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Thiên quan Nhà Trời (1 vái).
Con tên là…., là chủ gia đình ở tại…., xin kính cáo Trời và Ngọc Hoàng Thượng Đế: Bây giờ đã là giờ Giao thừa bước sang năm mới (Kỷ Hợi), gia đình chúng con xin có chút lễ mọn đặt trên hương án để kính dâng Trời Thượng quyền, các Ngọc Hoàng Thượng Đế, cùng các Thiên quan Trời và Nhà Trời. Kính mong Trời. Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng các Thiên quan vui lòng thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho gia đình chúng con. Xin Trời, Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Thiên quan chỉ giáo cho chúng con đường đi nước bước để cho mọi thành viên trong gia đình chúng con năm nay được mọi sự may mắn: khỏe mạnh, có bệnh thì chữa được bệnh, làm ăn tấn tới, hạnh phúc gia đình được đảm bảo. Chúng con nguyện một lòng tin tưởng vào Trời Thượng quyền và Ngọc Hoàng Thượng Đế, đặng phấn đấu hết mình đóng vào việc xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ ở Việt Nam.
Con xin đội ơn.
Xin kính lạy (3 vái).
Bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời năm 2024
(Bài số 1)
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
– Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
– Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
– Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển
– Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Mậu Tuất với năm Kỷ Hợi
Chúng con là: ……………………………………………………….., sinh năm: ……………………….
Hành canh: ………………….. tuổi
Cư ngụ tại số nhà:………, ấp/khu phố:………….….., xã/phường ………………………………..
Quận/huyện/ thành phố ……………………………tỉnh/thành phố …………………………………….
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Bài văn cúng giao thừa ngoài trời mẫu 2
(Bài số 2)
Duy!
Niên hiệu : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
T.P (Tỉnh):…………………………..……Quận (huyện):…………………………………………………….
Phường (Xã):……………..Khu phố (Thôn):……………Xứ đất:…………………………………………
(Hoặc: Số nhà :……… Đường:………… Khu phố :…………….Phường :
Quận :…………………….Tp:………………………………………………………………..…………….)
Hôm nay nhân lễ giao thừa năm Kỷ Hợi.
Tín chủ chúng con là:………………………………………………..…….…..Tuổi:……………………
Cung duy:
– Ngài Cựu niên thiên quan Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan. Ngài Đương niên thiên quan Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.
– Bản gia Thổ công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quan vị tiền.
– Nhân tiết Giao thừa, thời khắc huy hoàng, cung thiết hương đăng, nghênh hồi quan cũ. Cung đón tân quan, lai giáng phàm trần, nghênh xuân tiếp phúc. Tín chủ chúng con, thiết lễ tâm thành, nghênh tống lễ nghi.
* Cung thỉnh cựu quan Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan về chầu đế khuyết.
* Cung nghênh tân quan Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan, lai giáng nhân gian, trừ tai, giải ách, lưu phúc, lưu tài.
Tín chủ chúng con, chí thiết tâm thành, cầu nguyện :
-Thế giới hoà bình, Quốc gia hưng thịnh, Xuân đa hỷ khánh, Hạ bảo bình an, Thu miễn tai ương, Đông nghênh bá phúc.
– Gia nội tăng tứ trinh tường chi phúc thọ. Phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con nhân khang vật thịnh, bốn mùa hưởng chữ an vui, tâm thiết thái bình thịnh vượng.
– Gia trung khang thái, tài như xuyên chí, lộc tự vân lai, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc như sở nguyện.
– Nam tử thanh cao, nữ nhi đoan chính, học hành tinh tiến, thương mại hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Thượng chúc Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.
Cánh nguyện canh tân xã hội, xứ xứ thường an thường thịnh, thế thế thuần phong mỹ tục vãn hồi, đạo đức cương duy, tăng long phúc thọ.
Âm siêu, dương khánh, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
Tín chủ chúng con thành tâm kính dâng văn sớ, cúi xin Phật thánh chứng minh, các quan thuỳ từ chiếu giám.
Phục duy cẩn cáo!
(Lạy ba lạy, đứng dậy xá ba xá)
Chú ý:
Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan nói trên, năm nào thì khấn danh vị của danh vị của quan hành khiển năm ấy. Vương hiệu vị Hành khiển và Phán quan năm Kỷ Hợi 2019 là Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
Mâm cúng giao thừa gồm những gì?
Chuẩn bị mâm cỗ cúng Giao thừa đêm 30 Tết hàng năm nói chung, Tết âm lịch Kỷ Hợi 2019 nói riêng là việc mọi người đều phải chuẩn bị. Bài khấn cúng giao thừa đêm 30 Tết là cách tỏ lòng thành kính, lễ tạ trời đất trước giai đoạn chuyển giao thời khắc. Tết Kỷ Hợi 2019 đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi.
Lễ cúng giao thừa gồm những gì?
Lễ khấn cúng Giao thừa 30 Tết được xem là một lễ cúng truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Lễ Giao thừa vừa là khoảnh khắc bắt đầu một năm mới nhưng nó cũng là sự kết thúc của một năm cũ? Năm mới sắp tới, bạn đã biết lễ Giao thừa gồm những gì chưa? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của VnDoc để xem cách chuẩn bị lễ cúng Giao thừa đầy đủ nhất.
Nên cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Giao thừa là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm, đó không chỉ đơn giản chỉ là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới mà đây còn là lúc mọi người cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.
Tuy nhiên, vấn đề cúng giao thừa như thế nào thì không phải ai cũng biết, nhiều người cho rằng đến thời điểm giao thừa (12 giờ đêm hay còn gọi là 0 giờ) thì gia đình thắp hương cầu cúng mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong một năm là xong. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm trên còn thiếu rất nhiều nghi lễ.
Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội), trước ngày giao thừa (ngày cuối cùng của năm) thì cần phải làm lễ trừ tịch với mục địch là đếm ngược thời gian sang năm mới. Ông Hùng cũng cho biết, trước thời khắc giao thừa, vào chiều ngày 30 Tết thông thường các gia đình sẽ làm lễ tất niên để con cháu sum họp, mời các cụ về ăn Tết.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời có những gì?
Riêng đối với nghi lễ trong đêm giao thừa, ông Hùng hướng dẫn phải làm hai lễ, một lễ trong nhà và một lễ ngoài trời. Theo đó, lễ ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.
Thông thường lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có xôi gà và hoa quả, riêng lễ cúng này không cần dùng bát hương mà có thể cắm hương vào các đồ lễ cúng. “Một chi tiết đặc biệt lưu ý, đây là điều nhiều người vẫn còn mắc phải đó là riêng đối với năm Dậu (năm con gà) mọi người không dùng gà để làm lễ, thay vào đó có thể là một khổ thịt”, chuyên gia phong thủy Hùng nói.
Còn đối với lễ cúng giao thừa trong nhà, theo ông Hùng thì chỉ cần hương đăng, hoa quả và trầu cau là đủ. Lưu ý khi thắp hương lên mọi người chỉ cần cắm mỗi bát một nén hương và cắm hương phải ngay ngắn không được cắm nghiêng.
Cúng giao thừa ở nhà mới
Nhiều bạn băn khoăn việc cúng giao thừa nhà mới xây, có nhất thiết phải cúng giao thừa nhà mới không? Tuy nhiên, việc cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời ở nhà mới, cúng giao thừa ở nhà chung cư có tiến hành được hay không lại tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.