7 thói quen khiến cuộc sống càng trở nên bế tắc

Trì hoãn, quá đề cao sự hoàn hảo, lạc quan thái quá… là những thói quen khiến bạn dễ bế tắc trong cuộc sống.

Ảnh: linkedin

1. Trì hoãn

Thật khó để tìm được ai đó không bao giờ trì hoãn. Do đây là điều rất phổ biến, bạn dễ bỏ qua khi cố gắng tìm hiểu tại sao mình cảm thấy bế tắc. Nhưng để theo đuổi mục tiêu và đạt được tham vọng, bạn cần phải có sự tiến bộ. Và nếu liên tục trì hoãn các nhiệm vụ giúp đạt được mục tiêu, bạn sẽ không thấy nhiều tiến triển.

Ngừng trì hoãn có thể là một thói quen khó bỏ, nhưng hãy chủ đích về cách bạn kiểm tra các mục trong danh sách việc cần làm. Nếu có thể làm điều gì đó ngay bây giờ, hãy thực hiện ngay và chỉ trì hoãn khi thấy có lý do chính đáng.

2. Chủ nghĩa hoàn hảo

Tập trung vào việc làm mọi thứ một cách hoàn hảo có thể cản trở khả năng phát triển và đạt được mục tiêu của bạn. Đồng thời, nó khiến bạn cảm thấy thất bại, bế tắc, thiếu động lực và căng thẳng.

Bạn có thể ăn mừng thành tích ngay cả khi chúng không hoàn hảo và tiếp tục đà đó để đạt được tiến bộ hơn nữa – mà không cần bận tâm đến việc bạn nên làm gì khác đi.

3. Tự trách vì đã mắc sai lầm

Tất cả chúng ta đều có thể mắc lỗi – đó là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Nhưng nếu bạn cứ mãi nghĩ về những sai lầm đó và những điều không thể thay đổi được nữa, bạn sẽ khó trưởng thành.

Thói quen này có thể khiến bạn mắc kẹt trong một chu kỳ tiêu cực. Ngoài làm tổn hại đến sự tự tin, tự trách mình, nói những lời tiêu cực với bản thân cuối cùng sẽ dẫn đến sự do dự và không hành động khi phải đối mặt với một quyết định hoặc thử thách khác.

Điều quan trọng là hãy tự tha thứ cho bản thân và làm những gì bạn có thể để sửa chữa sai lầm. Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về những gì đã xảy ra và điều bạn có thể làm trong tương lai để tránh mắc sai lầm tương tự.

4. Quá lạc quan

Sự lạc quan được coi là một điều tích cực. Tuy nhiên, quá lạc quan có thể khiến ta khó nhìn nhận thực tế của một tình huống, điều này không phải lúc nào cũng giúp ích. Đôi khi, những điều tồi tệ xảy ra. Đôi khi chúng ta không thành công. Và đôi khi chúng ta đưa ra những quyết định tồi tệ. Những lần khác, sự lạc quan thái quá cũng dẫn đến những sai lầm lớn.

Khả năng thừa nhận và học hỏi từ những trải nghiệm đó là rất quan trọng để phát triển và tiến bộ.

5. Có quá nhiều mục tiêu và ưu tiên

Xác định rõ ràng các ưu tiên và mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Khi biết điều gì quan trọng nhất đối với mình, bạn có thể tập trung năng lượng, nỗ lực thực hiện các bước để đạt được sự tiến bộ có ý nghĩa.

Tuy nhiên, khi mọi thứ đều là ưu tiên, bạn dễ bị mất tập trung và choáng ngợp. Sự chú ý lúc này bị kéo theo quá nhiều hướng và bạn không thể tập trung vào những thứ quan trọng nhất. Bạn sẽ thấy mình dành quá nhiều thời gian cho những thói quen vô nghĩa thay vì công việc quan trọng hơn. Điều này sẽ khiến bạn bị mắc kẹt và bế tắc.

6. Nghiện làm gì đó

Nghiện ngập là một trong những rào cản lớn nhất đối với việc tiến bộ trong cuộc sống và nó có nhiều hình thức. Nhiều người nghĩ về chứng nghiện ngập theo hướng các chất như nghiện rượu bia, nhưng có rất nhiều cạm bẫy khác có thể mắc phải. Bạn có thể nghiện mạng xã hội hoặc xem tivi, nghiện mua sắm, nghiện tập thể dục, nghiện đồ ăn…

Nhưng nhiều người không nhận thấy chứng nghiện của mình là một vấn đề. Bạn sẽ đang bị nghiện việc gì đó nếu nó thường chiếm hết ngày của bạn, khiến bạn không có thời gian hay không gian để tập trung năng lượng vào những điều lớn lao, quan trọng hơn.

7. Nghiên cứu quá nhiều

Tuy hơi bất ngờ, nhưng quá nhiều thông tin có thể là một điều tồi tệ. Nó dễ dẫn đến tình trạng tê liệt phân tích – khi bạn cảm thấy choáng ngợp đến mức không thể đưa ra quyết định.

à nếu bạn có thói quen nghiên cứu mọi thứ liên tục, rất có thể bạn sẽ không tiến triển nhiều trong bất kỳ việc gì. Suy nghĩ quá mức có thể gây lãng phí thời gian và khiến bạn cảm thấy bế tắc.

Có thể bạn quan tâm

Chỉ cần buổi họp lớp khiến tôi nhận ra 5 hiện thực không thể đúng hơn trong cuộc đời

Cuối tuần vừa rồi, tôi đi họp lớp. Đó là buổi họp lớp có đông …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *