Từ khi con nhỏ, tôi đã hận cha mẹ ruột của mình

Nghe có vẻ phi lý nhưng điều này hoàn toàn là sự thật. Chỉ có điều, đó là một sự thật rất ít được thừa nhận và đối diện một cách thẳng thắn. Ngay cả chính những người trong cuộc vẫn luôn tìm cách trốn tránh, không nhìn thẳng vào sự thật này!

Có một cư dân mạng ở chia sẻ rằng, thời thơ ấu anh sợ nhất là Tết Nguyên đán, bởi vì họ hàng luôn so sánh những đứa trẻ với nhau, còn cha mẹ anh luôn đem những khuyết điểm của con mình ra kể cho mọi người nghe. Điều này khiến anh rất xấu hổ và bị tổn thương sâu sắc.

Lớn lên, anh ít khi về nhà, vì mỗi lần về là phải đối mặt với vô số câu hỏi từ bố mẹ về công việc, cuộc sống, hỏi xong lại châm chọc anh kiếm ít tiền, không có năng lực… Mỗi lần về nhà là một lần bị tổn thương, từ xa lánh, im lặng, anh trở nên căm ghét, thậm chí là hận cha mẹ ruột của mình. Anh tự hỏi: “Tại sao mình lại sinh ra trong một gia đình như vậy?”.

Vậy tại sao con cái lại có thể căm ghét những người sinh ra mình?

Trong quá trình dạy con, có 3 hành vi dưới đây có thể phá hủy mối quan hệ cha mẹ – con cái, rất dễ biến con cái trở thành “kẻ thù”, các bậc cha mẹ cần ghi nhớ.

1. Cha mẹ luôn phủ nhận, chỉ trích con cái

Trên trang Zhihu, một cư dân mạng kể câu chuyện của mình rằng: Từ nhỏ, cha mẹ cô luôn coi thường và chỉ trích cô.

Khi thi được điểm tối đa, hàng xóm khen cô, cha cô nói: “À, chỉ có môn Văn là được thôi, môn Toán còn không đạt điểm trung bình”. Khi đi thăm họ hàng, mọi người khen cô da trắng, mắt to, thật xinh đẹp. Mẹ cô lại nói: “Xinh đẹp ở đâu? Nhìn cái mũi kia kìa, giống hệt mũi heo”.

Cô nhớ nhất là có lần sau Tết, cô tăng cân và không mặc vừa đồng phục. Cô rất lo lắng, cố sức cài khuy áo, mẹ cô lại vừa cười vừa quay video: “Nhìn con heo con nhà mình này, xấu quá, sau này biết làm sao đây?”.

Cô khóc nức nở, cầu xin mẹ xóa video: “Mẹ làm sao lại thế, con không muốn ai thấy đâu”. Mẹ cô lại nói: “Con béo thật mà, tại sao con ăn nhiều lại còn lười như heo thế?”.

Luôn bị chỉ trích và phủ nhận, cô trở nên tự ti, nhạy cảm, và coi bố mẹ như “kẻ thù”. Cô chỉ muốn rời khỏi gia đình này, tốt nghiệp đại học nhiều năm rồi mà vẫn không về nhà, ngày càng xa cách cha mẹ.

Nhà tâm lý học John Gottman phát hiện ra rằng, sự chế giễu, khinh thường và hạ thấp nhân phẩm của cha mẹ đối với con cái đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra sự tự ti ở trẻ.

Trẻ cảm thấy bố mẹ ghét mình, có thể chúng không bao giờ tin tưởng cha mẹ nữa. Khi một đứa trẻ nghi ngờ cả người quan trọng nhất trong cuộc đời mình, thì chúng cũng có thể nghi ngờ cả thế giới.

Nhà tâm lý học William James từng nói: “Khao khát sâu sắc nhất của con người là được người khác đánh giá cao”.

Mọi người đều mong muốn được người khác công nhận, đối với trẻ con, sự khẳng định của cha mẹ còn là động lực để chúng lớn lên.

Ảnh minh họa, nguồn: DSD

2. Cha mẹ quản lý con quá mức

Có một câu chuyện về một người mẹ có con trai ở tuổi dậy thì khiến cư dân mạng phẫn nộ. Theo đó, người mẹ làm việc ở căng tin trường, lúc xới cơm cho con trai, bà ép cậu ăn nhiều thịt, còn món con thích lại không cho.

Trong phòng trọ chật hẹp, giữa thanh thiên bạch nhật, người mẹ không hề e dè khi bắt con trai cởi quần áo, rồi tự tay tắm rửa cho con. Cậu bé cảm thấy mình như một con rối, bị mẹ điều khiển, vừa khóc nức nở vừa lẩm nhẩm những từ về “sự xấu hổ”.

Sự kiểm soát ngột ngạt của người mẹ khiến cậu trở nên nhút nhát, không dám thể hiện bản thân. Cậu thậm chí không dám xin phép đi vệ sinh khi đang học, đến nỗi bị tiểu ra quần và bị bạn bè chế giễu, bắt nạt.

Người mẹ gần như không cho con trai mình một phút giây nghỉ ngơi. Cuộc sống của cậu bị mẹ chi phối hoàn toàn. Sự nhút nhát, yếu đuối và cả việc bị bắt nạt của cậu, phần lớn là do người mẹ gây ra.

Nhà tâm lý học Lý Tuyết (Trung Quốc) từng nói: “Nơi nào cha mẹ kiểm soát, con cái sẽ cảm thấy đau khổ suốt đời”.

Hầu hết các bậc phụ huynh thường lấy tình yêu thương con làm danh nghĩa, áp đặt ý chí và suy nghĩ của mình lên con cái, mà không hề muốn lắng nghe tiếng nói của con mình. Thế nhưng, sự kiểm soát dưới danh nghĩa tình yêu thường gây ra những tổn thương sâu sắc cho con cái.

Khi con cái lớn lên, ý thức về bản thân ngày càng mạnh mẽ, một khi có khả năng tự lập, chúng sẽ tìm mọi cách để thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Đến lúc đó, muốn hàn gắn vết thương lòng có thể đã quá muộn.

3. Cha mẹ mất kiểm soát, trút giận lên con cái

Mới đây, một đoạn video lan truyền trên mạng ở Trung Quốc đã gây ra làn sóng phẫn nộ: Người mẹ mất kiểm soát, dùng ghế đ/ậ/p vào con gái.

Trong video, cô bé vô tình ngã làm cây kem rơi xuống đất, váy cũng bị bẩn. Thay vì đỡ con dậy, người mẹ lại nổi cơn thịnh nộ, vừa mắng chửi vừa đẩy con ngã. Chưa dừng lại ở đó, người mẹ còn đá vào người con gái đang loạng choạng. Cô bé khóc lóc van xin: “Mẹ ơi, đừng đ/á/n/h con”. Nhưng người mẹ càng lúc càng điên tiết, cầm ghế lao vào định đánh con. Phải nhờ người xung quanh can ngăn, cô mới chịu dừng lại.

Sau đó, người mẹ biện minh: “Tôi bị kích động quá, không kiềm chế được”.

Nếu không có người can ngăn, không biết cô bé sẽ bị mẹ vung tay đến mức nào. Cây kem có thể mua lại, váy bẩn có thể giặt sạch. Nhưng vết thương lòng mà sự mất kiểm soát của người mẹ gây ra cho con cái thì không thể dễ dàng xóa nhòa.

Sự mất kiểm soát của cha mẹ gây ra những tổn thương sâu sắc cho con cái, ảnh hưởng đến chúng suốt cuộc đời. Khi luôn bị tổn thương, con cái sẽ mất lòng tin vào cha mẹ và dần xa cách.

Nguồn: Webtretho

Có thể bạn quan tâm

Càng là thứ khó có được, thì theo một cách bản năng, người ta vẫn thường lý tưởng hoá nó lên rất nhiều.

Có một vấn đề sâu hơn nữa của việc mang trong mình một thứ ham …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *