3 kiểu “thông minh giả” ở trẻ bị giáo viên nhìn thấu, cha mẹ cần sớm nhận biết để có phương pháp giáo dục đúng đắn!

Để biến “thông minh giả” thành “năng lực thật”, vai trò của cha mẹ rất quan trọng.

Một giáo viên chủ nhiệm hơn mười năm đã chia sẻ như sau: “Đừng nghĩ rằng trẻ lanh lợi, thông minh thì khi lớn lên chắc chắn sẽ thành công. Có những đứa trẻ dù thông minh đến đâu, lớn lên cũng chưa chắc có tiền đồ. Đặc biệt, có 3 kiểu trẻ “thông minh giả” này mà phụ huynh cần hết sức lưu tâm”: 

1. Kiểu “giỏi lý thuyết nhưng không biết thực hành”

Đây là những đứa trẻ chỉ nói hay nhưng không biết làm. Có một cậu bé, lý luận nghe rất trôi chảy, có những chuyện còn nói hay hơn cả người lớn. Hỏi cậu vì sao nghỉ hè không đi chơi, cậu đáp: “Giữa học sinh giỏi và học sinh yếu chỉ cách nhau một mùa hè. Em sẽ dùng tháng rưỡi này để vượt lên trước”.

Hỏi cậu có thích chơi game không, cậu lắc đầu và nói: “Đắm chìm trong mạng xã hội chỉ làm lãng phí cuộc sống”. 

Khi hỏi kế hoạch nghỉ hè là gì, cậu lập một bảng thời gian dày đặc, lịch học kín 24 tiếng mỗi ngày. Ban đầu tưởng cậu là học sinh chăm chỉ, sống rất tự giác, nhưng chị gái cậu lại thẳng thắn nói: “Nói thì hay đấy, nhưng chẳng làm gì cả”. 

Hóa ra, cậu chỉ thích ngủ nướng ở nhà, không chịu ra ngoài vận động; không dùng điện thoại nhưng lại ôm TV cả ngày, khi buồn chán thì nằm dài trên ghế sofa. Kế hoạch dù chi tiết đến đâu cũng không thực hiện được.

Nhiều trẻ hiện nay biết rõ mình cần làm gì, nhưng lại thua vì chữ “lười”. Chúng nói rất hay, logic rõ ràng nhưng lại thiếu hành động thực tế, cần thúc ép mới chịu làm.

Câu chuyện của họa sĩ nổi tiếng người Pháp Jean-Baptiste-Camille Corot rất đáng suy ngẫm. Khi chỉ ra sai sót trong bức tranh của một họa sĩ trẻ, người họa sĩ đó đáp: “Lời khuyên rất hay, mai tôi sẽ sửa hết”. Corot liền nổi giận và nói: “Tại sao phải đợi đến ngày mai? Nói được thì phải làm ngay, đừng trì hoãn và tìm lý do”.

Một đứa trẻ chỉ biết nói mà không làm, dù có mục tiêu rõ ràng đến đâu, nếu không hành động thì sau mười, hai mươi năm, kết quả cũng sẽ chẳng có gì nổi bật như bố mẹ kỳ vọng.

Ảnh minh họa

2. Kiểu “trái tim thủy tinh”

Hiện nay, trẻ nhỏ thường bị đánh giá là “không chịu nổi đánh mắng”, chỉ một chút áp lực cũng có thể dẫn đến trốn tránh và tuyệt vọng.

Ví dụ, một nữ sinh 13 tuổi ở Hàng Châu, Trung Quốc từ nhỏ đã là học sinh xuất sắc và đỗ vào trường trọng điểm của thành phố. Thế nhưng, chỉ sau một bài kiểm tra đầu kỳ, cô bé đứng thứ 5 trong lớp. Dù chỉ cách vị trí thứ nhất vài điểm, nhưng cô bé không thể chấp nhận được. Trong từ điển của cô, chỉ có “đứng nhất” mới là bình thường.

Sau thất bại đó, cô bé mất hết tự tin, dần trở nên chán học và chỉ muốn ở nhà. Cha mẹ tức giận mắng mỏ, cô bé lại cầm dao rạch tay và hét lên: “Con không muốn sống nữa!”. 

Chẩn đoán của bác sĩ tâm lý cho thấy cô bé bị trầm cảm và có triệu chứng lo âu nghiêm trọng. Cô bé chỉ tập trung vào việc học, không có bạn bè và không chia sẻ với bố mẹ. Thất bại trong kỳ thi giống như “giọt nước tràn ly” khiến cô gục ngã.

Nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ, Simon Anne, từng đề xuất lý thuyết “tâm lý vỏ trứng”. Một số trẻ có tâm lý mong manh như vỏ trứng, dễ vỡ trước những thất bại và áp lực.

Chúng quan tâm quá mức đến đánh giá của người khác, không cho phép mình thất bại và thích so sánh với người khác. Khi gặp khó khăn, chúng chỉ biết dựa vào sự giúp đỡ của người khác, không thể tự giải quyết vấn đề.

Dù còn nhỏ, vấn đề này có thể chưa rõ ràng, nhưng khi lớn lên, chúng sẽ khó dám thử thách bản thân, thiếu tự tin và khó thành công trong cuộc sống.

3. Kiểu “thiếu tập trung”

Khi chơi thì rất hăng hái, nhưng khi học lại nhanh chóng chán nản.

Nhiều phụ huynh than phiền: “Tại sao con tôi có điều kiện học tập tốt, ăn uống đầy đủ, mà vẫn không thể tập trung học được?”. 

Sự khác biệt nằm ở khả năng tập trung.

Nghiên cứu của Viện Tâm lý học Trung Quốc chỉ ra rằng 20-60% học sinh ở các thành phố lớn thường xuyên mất tập trung, không thể nghe giảng quá 30 phút.

Khi học thể dục thì năng động nhất, nhưng khi ngồi học lại ngẩn ngơ, nhìn ra cửa sổ, không tiếp thu được lời giảng. Làm toán khó thì làm được, nhưng lại thích vừa học vừa chơi, thiếu sự tập trung. Vừa làm bài vừa nói chuyện, cuối cùng vừa học không hiệu quả, vừa chơi cũng không vui.

Tôi từng gặp một học sinh chơi bài rất giỏi, thắng hết mọi người. Nhưng khi làm bài tập, cậu lại ủ rũ, mất tinh thần như quả bóng xì hơi, vừa học vừa làm việc khác, hoàn toàn thiếu tập trung.

Khả năng tập trung chính là động lực học tập quan trọng nhất. Một đứa trẻ không thể tập trung vào bất kỳ việc gì, dù có thông minh đến đâu cũng không thể thành công.

Để biến “giả thông minh” thành “năng lực thật”, vai trò của cha mẹ rất quan trọng:

Cha mẹ phải làm gương, nói được làm được: Trẻ học theo hành động của cha mẹ. Muốn trẻ nói được làm được, cha mẹ phải làm gương trước. 

Không quá bảo vệ cũng không nên đè nặng áp lực lên trẻ: Hãy yêu thương con một cách đúng mực, đừng gây áp lực không cần thiết. 

Tạo không gian học tập không bị xao nhãng: Đảm bảo trẻ có một môi trường học tập yên tĩnh, không bị làm phiền để phát huy khả năng tập trung.

Hãy nhớ rằng, giáo dục con cái không phải là ép buộc chúng trở thành thiên tài, mà là giúp chúng phát huy tiềm năng một cách đúng đắn và tự tin bước trên con đường của chính mình.

Có thể bạn quan tâm

Tư duy của người thành công là…

Tư duy của người thành công là… Không ai có thể nói với bạn rằng …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *