12 LOẠI GỖ QUÝ NHẤT TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

Có rất nhiều loại gỗ khác nhau trên thế giới, tuy nhiên chỉ có một số ít loại gỗ có những đặc tính nổi trội khiến chúng bị khai thác và sử dụng nhiều dẫn đến tình trạng cạn kiệt hay thậm chí gần như bị tuyệt chủng trên thế giới. 12 loại gỗ quý hiếm nhất thế giới đây không chỉ có giá thành đắt mà thậm chí với một số loại gỗ dù bỏ ra nhiều tiền vẫn chưa hẳn mua được.

1. Gỗ Bocote

Không có gì đáng ngạc nhiên khi gỗ Bocote đứng đầu danh sách 12 loại gỗ đắt nhất trên thế giới bởi sự ứng dụng và giá trị của chúng trong đời sống.

 

 

Gỗ Bocote thường được tìm thấy ở những khu vực ấm áp như Trung Mỹ hoặc Tây Ban Nha. Gỗ rất thơm nên được tinh chế thành hương liệu và tinh dầu. Ngoài ra, gỗ Bocote còn được dùng để sản xuất keo dán, nhạc cụ, đồ nội thất.

2. Gỗ Cẩm lai

Cẩm Lai là một loại gỗ quý, có màu nâu hồng, có vân đen, cứng, thớ mịn, khá giòn, rễ gia công, mặt cắt nhẵn, rễ đánh bóng. Gỗ Cẩm lai được trồng chủ yếu ở Châu Phi, tốc độ sinh trưởng chậm. Loại gỗ này rất được ưa chuộng trong việc chế tạo nhạc cụ cũng như là nguyên liệu yêu thích của các thợ làm đồ thủ công mỹ nghệ.

3. Gỗ Sưa

Đứng thứ 3 trong top 10 loại gỗ đắt nhất trên thế giới là gỗ Sưa. Loại gỗ này rất đặc biệt, khi đốt có hương thơm như gỗ Trầm lại có thể chưng cất thành tinh dầu như gỗ Đàn hương. Chiết xuất từ gỗ Sưa có tính chất làm tan sưng, ra mồ hôi và trợ tim vì vậy chúng còn được sử dụng rộng rãi trong y học. Ở Việt Nam hiện nay cũng có một vài giống gỗ sưa rất quý hiếm và đứng trên bờ tuyệt chủng do bị khai thác quá nhiều.

4. Gỗ Purple Heart

 

 

Đây là loại gỗ đặc trưng của vùng Trung và Nam Mỹ, có hơn 13 loại khác nhau đến từ các khu rừng nhiệt đới của Brazin, Xu-ri-nam, Guyana. Loại gỗ này rất dày, chịu nước tốt, có độ cứng và độ bền bậc nhất trên thế giới. Điều đặc biệt của Purple Heart là khi cắt màu sắc của gỗ sẽ chuyển từ màu nâu sang màu tím rất đẹp.

5. Gỗ Lignum Vitae

Gỗ Lignum Vitae có nguồn gốc từ vùng biển Caribe, được coi là một loại cây xuất khẩu quan trọng đến châu Âu từ thế kỷ thứ 16. Gỗ Lignum Vitae rất cứng và nặng, có độ bền cao nên rất được ưa chuộng.

6. Gỗ hồng ngà

Gỗ hồng ngà có xuất xứ từ châu Phi, phát triển rộng rãi ở Zimbabwe, Mô-dăm-bích và Nam Phi, chúng có màu đỏ hồng rất đẹp, thường được sử dụng để sản xuất gậy bi-a, cán dao, đồ mỹ nghệ. Hiện nay chính quyền Nam Phi đang thực hiện chính sách nghiêm ngặt vể việc duy trì và bảo vệ loại gỗ này bởi sự khai thác quá mức của người dân đang làm loại gỗ này ngày càng suy giảm.

 

 

7. Trầm hương

Trầm hương sinh ra từ cây dó bầu, có giá trị kinh tế cao và là một trong top 10 loại gỗ đắt nhất trên thế giới. Cũng như gỗ đàn hương, Trầm hương nổi tiếng bởi mùi thơm đặc trưng, được sử để làm tinh dầu và hương liệu. Việc khai thác trái phép với số lượng lớn đã làm cho loại gỗ này đang đứng bên bờ diệt vong.

 

 

8. Gỗ Đàn Hương

Gỗ đàn hương là một loại gỗ vô cùng quý hiếm, có nguồn gốc ở Đông Timor và phân bố nhiều ở Ấn Độ. Gỗ đàn hương khá nặng, có màu vàng nhạt, đặc biệt là có mùi hương thơm ngát.

 

 

Hương thơm của loại gỗ này có thể giúp con người trấn tĩnh, giảm stress và bất an vì vậy đàn hương thường được chưng cất để làm tinh dầu hoặc là nguyên liệu để chế tạo nước hoa.

9. Gỗ đen Châu Phi

Gỗ đen Châu Phi có xuất xứ từ một loài cây có hoa thuộc họ đậu. Loại gỗ này thường được dùng để làm nhạc cụ đặc biệt là làm đàn Ghita vì âm sắc rất cân bằng của nó. Việc khai thác vô tội vạ và không có kế hoạch nuôi trồng thích hợp đã làm cho gỗ đen Châu Phi đang dần cạn kiệt.

10. Gỗ Mun

 

Gỗ mun là loại gỗ có màu đen được khai khẩn từ các loài cây thuộc họ Thị. Gỗ mun có chất lượng rất tốt với độ bền cơ học cao, khả năng chống mối mọt tự nhiên, gỗ có đặc tính rất nặng và thớ gỗ mịn, đanh cứng, vân gỗ có những hoa văn sọc trắng vàng và đen hòa quyện lẫn nhau rất đẹp mắt. Loại gỗ này được ứng dụng làm nguyên liệu để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ…

Theo một nhà sưu tầm đồ Gỗ có tiếng ở Việt Nam, từ xa xưa ngọc am đã được coi là một loại gỗ quý chỉ bậc đế vương mới được dùng. Người Trung Quốc đã biết đến loại gỗ Ngọc am từ hàng ngàn năm trước và coi nó quý ngang với ngọc ngà. Trong các hoàng cung, nếu gỗ sưa đỏ cứng như thép và có hoa văn đẹp, thường được dùng để đóng các vật dụng như giường tủ, bàn ghế thì ngọc am lại có mùi thơm quyến rũ, được dùng nhiều trong các gian phòng của cung tần mỹ nữ.

 

 

Mặc dù được truyền tụng trong dân gian như một loại gỗ có nhiều tính năng huyền diệu, nhưng khoa học hiện đại đã chứng minh rằng gỗ Ngọc am có độc tính cao, gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. Cụ thể, các nhà khoa học của Nhật Bản sau khi nghiên cứu về tinh dầu ngọc am đã kết luận rằng, loại tinh dầu này có độc tính với tế bào, gây đông vón protein tế bào ở người và động thực vật. Vì vậy, tinh dầu ngọc am chỉ thích hợp cho việc bảo tồn tế bào, bảo tồn xác ướp theo kinh nghiệm của người xưa.

12. Gỗ Hoàng Đàn

– Gỗ Hoàng đàn là gỗ gì?

Hoàng Đàn là cây gỗ quý hiếm thuộc nhóm I, có tên khoa học là Cupressus Funebrisendl. Loại gỗ này hiện được phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó Hoàng Đàn tuyết Lạng Sơn được đánh giá là tốt và có giá trị cao nhất.

Nói về cây Hoàng Đàn thì đây là một loại cây thuộc họ thông, khá giống cây thông noel với hình tháp đẹp mắt. Nó có sức sống khá mãnh liệt, sống được trên cả các núi đá vôi

Gỗ Hoàng Đàn vốn đã là một loại gỗ quý thì giờ còn trở thành gỗ hiếm, những cây to mọc tự nhiên gần như tiệt chủng do việc khai thác quá nhiều từ 30 năm về trước. Hiện nay, xác định chỉ còn 27 cây trong tự nhiên còn xót lại và đang được coi như nguồn gen quý hiếm cần được bảo tồn. Ngoài ra, các hộ gia đình ở Lạng sơn và một số địa phương cũng trồng loại cây này, hy vọng từ đây giống cây quý này sẽ ngày càng phát triển.

Là loại gỗ đặc biệt với nhiều giá trị công dụng quý, lại khan hiếm về nguồn cung. Bởi vậy giá gỗ Hoàng Đàn khá cao, thuộc Top 10 loại gỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay. Ấy là còn chưa chắc đã mua được gỗ Hoàng đàn chuẩn.

Giá bán gỗ Hoàng Đàn hiện được một số nơi chào khoảng từ 1,5 – 3 triệu/kg cho loại nhỏ, rễ cây hay gỗ vụn cũng có giá tầm 600-800 ngàn/kg. Những loại gỗ lớn nguyên phách có thể có giá lên đên vài chục triệu một kilogam.

Có thể bạn quan tâm

Càng là thứ khó có được, thì theo một cách bản năng, người ta vẫn thường lý tưởng hoá nó lên rất nhiều.

Có một vấn đề sâu hơn nữa của việc mang trong mình một thứ ham …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *